Theo đó, tính đến ngày 20/2, tổng vốn đầu tư trực tiếp ước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn đăng ký mới có 183 dự án (tăng 45,2% so với cùng kỳ), đạt gần 631,8 triệu USD. Vốn điều chỉnh tăng thêm đạt gần 3,6 tỉ USD, tại 142 dự án. Đáng chú ý, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Hai tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,13 tỷ USD, chiếm 62,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các ngành khoa học công nghệ, sản xuất phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 109,6 triệu USD và gần 60 triệu USD.
Về đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 59,3% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 538 triệu USD…
Một số dự án thu hút vốn FDI lớn như dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ Vsip Bắc Ninh (Singapore) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD tại Thái Nguyên; Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Hồng Kông), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 306 triệu USD tại Bắc Ninh...
Trong 2 tháng qua, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu trong thu hút vốn FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1,3 tỉ USD. Thái Nguyên mặc dù không thu hút được dự án mới, song với 2 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn đã giúp tỉnh này xếp thứ 2 với gần 924 triệu USD.
Nếu xét về số dự án FDI mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả về số dự án mới, số lượt dự án điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần.
-
Tháng đầu tiên năm 2022, thu hút vốn FDI đạt 2,1 tỷ USD
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phú Hưng Securities: Dòng vốn FDI sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025 và thậm chí xa hơn đến 2030
“Có thể thấy Việt Nam đang ngày càng định vị trở thành mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành bán dẫn toàn cầu nói riêng. Với các nhà đầu tư kỳ cựu sẵn có như Samsung, Foxconn, LG,… và các nhà đầu tư tiềm năng sắp tới...
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....