Sáng 18/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: SGGP
Theo Tuổi Trẻ, tại buổi làm việc, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị đã trình bày về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh, thành và những nhóm đề xuất của thành phố mới sau sáp nhập.
Trong đó đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM mới được áp dụng cơ chế đặc thù giữ lại toàn bộ nguồn thu từ các quỹ đất trong giai đoạn 2026-2030 để bổ sung nguồn lực phát triển hạ tầng.
Thành phố cũng mong muốn Quốc hội sớm ban hành nghị quyết về thành lập, hoạt động của Trung tâm tài chính quốc tế, tạo tiền đề để phát triển Trung tâm tài chính tại TPHCM, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố trong giai đoạn mới.
Để cụ thể hóa Nghị quyết 24, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động nghiên cứu xây dựng 2 đề án gồm thí điểm một số cơ chế, chính sách huyện Côn Đảo và thành lập và nghiên cứu khu thương mại tự do gắn với cảng biển khu vực Cái Mép Hạ. Đến nay, 2 đề án đã hoàn thành và trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm xem xét, ban hành để mở ra không gian phát triển mới cho TP.HCM sau sáp nhập.
Về hạ tầng giao thông, các địa phương kiến nghị Trung ương cho cơ chế, chính sách, nguồn lực để tập trung bố trí đầu tư đa dạng các phương thức giao thông, giảm áp lực giao thông đường bộ, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các nơi.
Trong đó đa dạng hóa các hệ thống giao thông từ đường bộ, đường thủy, đường sắt, ưu tiên các tuyến đường sắt đô thị như tuyến Suối Tiên - thành phố mới Bình Dương và nhiều tuyến khác.
Ngoài ra, TP.HCM mới cũng đề xuất Chính phủ rà soát, xem xét ban hành cơ chế đặc thù, "luồng xanh" thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước về quy hoạch, cấp phép xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư, cấp phép lao động để thu hút nhà đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
TP.HCM mới có diện tích hơn 6.772km2, dân số khoảng 13,7 triệu người, có 168 đơn vị hành chính trực thuộc (113 phường, 54 xã và 1 đặc khu). |
-
Thu ngân sách 2 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng tốt
Các khoản thu từ ngân hàng nhà nước, cổ tức, lợi nhuận được chia, tiền sử dụng đất, thuế từ xổ số… đều có mức tăng trưởng tốt, theo báo cáo của Cục Thuế.
-
TP.HCM chính thức khánh thành tuyến Metro hơn 47.000 tỷ đồng, bước chuyển mình của giao thông đô thị
Sáng 9/3/2025, tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức khánh thành sau hơn hai tháng vận hành, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị của thành phố.
-
TP.HCM thu ngân sách đứng đầu cả nước
Sau 11 tháng, TP.HCM vượt Hà Nội để trở thành địa phương thu ngân sách cao nhất cả nước; các vị trí còn lại trong bảng xếp hạng đều không có biến động so với tháng trước.








-
Công bố phương án kiến trúc xuất sắc nhất cho khu đất 448 Nguyễn Tất Thành
Cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế cho khu đất số 448 Nguyễn Tất Thành, phường Xóm Chiếu, TP.HCM vừa tìm ra phương án xuất sắc nhất. Sự kiện cho thấy xu hướng đầu tư bài bản, chuyên sâu về kiến trúc của chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM....
-
Cận cảnh ĐẠI CÔNG TRƯỜNG Vành đai 3 TP.HCM hơn 75.000 tỷ đồng
Sau hơn 2 năm thi công, tuyến Vành đai 3 TP.HCM - dự án hạ tầng có tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng đang dần thành hình. Tuyến đường liên vùng đi qua TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh không chỉ giúp giảm áp lực giao thông mà còn mở ra làn sóng phát triể...
-
TP.HCM dẹp “chuồng cọp”, xử lý nghiêm vi phạm PCCC tại chung cư, nhà nhiều căn hộ
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà chung cư, nhà chung cư cũ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn Thành phố.