Lãnh đạo TP HCM trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu khai trương
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), nhấn mạnh: Với chiều dài 19,7 km, 14 nhà ga, Metro số 1 không chỉ là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam mà còn là dự án có công nghệ tiên tiến, áp dụng nhiều biện pháp thi công hiện đại. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản kết hợp vốn đối ứng trong nước, thể hiện mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Khởi công từ tháng 8/2012 và đi vào vận hành từ 22/12/2024, Metro số 1 đã phục vụ hơn 5 triệu lượt khách, nhận được phản hồi tích cực từ người dân. "Sự kiện khánh thành hôm nay mở ra một kỷ nguyên mới cho giao thông công cộng TP.HCM, là động lực để thành phố tiếp tục triển khai các tuyến metro tiếp theo," ông Bằng khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Miyaji Takuma cho biết, đây là dự án ODA lớn nhất mà Nhật Bản từng tài trợ cho Việt Nam, với kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông, cải thiện chất lượng không khí và nâng cao đời sống đô thị. Ông nhấn mạnh cam kết của Nhật Bản trong việc đồng hành cùng Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được khẳng định: "Tuyến metro số 1 không chỉ là công trình giao thông hiện đại mà còn là biểu tượng của quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ suốt hơn 10 năm. Đây là niềm tự hào của TP.HCM, mở ra những cơ hội mới, vận hội mới cho sự phát triển bền vững của thành phố."
Dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được phê duyệt chủ trương từ năm 2007 và khởi công vào năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 17.000 tỷ đồng. Đến năm 2011, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chiếm hơn 41.800 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách TP.HCM đảm nhiệm.
Theo kế hoạch ban đầu, tuyến metro dự kiến hoàn thành vào năm 2017 và vận hành thương mại từ năm 2018. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn và vướng mắc, dự án liên tục bị lùi tiến độ. Sau hơn một thập kỷ xây dựng, tuyến Metro số 1 chính thức đi vào hoạt động vào ngày 22/12/2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM.
-
Bất động sản 24h: Cần 30.000 tỷ đồng làm metro nối Đồng Nai - TP.HCM
Định vị 7 khu “đất vàng” sắp được TP.HCM đấu giá; Đồng Nai tính chi 30.000 tỷ đồng làm metro ngầm kết nối TP.HCM: Liệu có khả thi; Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Sắp triển khai, có gì đáng mong chờ... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Đồng Nai tính chi 30.000 tỷ đồng làm metro ngầm kết nối TP.HCM: Liệu có khả thi?
Đồng Nai đang nghiên cứu phương án xây dựng tuyến metro đi ngầm để kết nối với TP HCM, nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị khi tuyến đi qua TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Ngày 3/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã họp với đơn vị tư vấn để thảo luận về phương án này.
-
Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Sắp triển khai, có gì đáng mong chờ?
Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương có chiều dài hơn 11km, tổng vốn đầu tư gần 47.900 tỷ đồng dự kiến sẽ chính thức khởi công vào cuối năm 2025.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...