Ồ ạt bung hàng
Thị trường bất động sản TP.HCM bước vào năm 2016 vẫn hoạt động khá sôi nổi, theo nhẩm tính chỉ trong khoảng hơn 2 tháng đầu năm đã có hàng chục dự án mới được bung hàng trong đó có cả căn hộ, biệt thự và đất nền.
Cuối tuần quan, Công ty Địa ốc Hưng Thịnh đã khai trương giới thiệu căn hộ mẫu dự án 9 View tại quận 9. Dự án gồm 690 căn hộ có diện tích đa dạng từ 58 đến 87 m2, mỗi căn có từ 2 đến 3 phòng ngủ. Theo chủ đầu tư, căn hộ 2 phòng ngủ tại 9View Apartment có giá 880 triệu đồng.
Trước đó, Công ty Hưng Lộc Phát cũng đã giới thiệu ra thị trường dự án The Golden Star tại quận 7. Dự án này có quy mô 26 tầng với tổng cộng 478 căn hộ.
Ngày 20/3, Công ty Cổ phần Cát Tường Đức Hòa cũng đã tổ chức lễ mở bán giai đoạn 2 dự án dự án Cát Tường Phú Nguyên tại Tỉnh lộ 824, Đức Hòa, Long An với 220 nền đất, có diện tích từ 40 m2 đến hơn 200 m2/nền. Giá bán được chủ đầu tư đưa ra trung bình khoảng 259 triệu/nền.
Trong khoảng thời gian gần đây còn ghi nhận nhiều dự án khác được chào bán như dự án căn hộ Viva Riverside trên đường Võ Văn Kiệt, quận 6; Dự án Citibella của Công ty Kiến Á chào bán đợt cuối.
Sắp tới thị trường tiếp tục chào đón nhiều dự án mới Opal Tower trên mặt tiền đường Phạm Văn Đồng của Đất Xanh hay dự án RichStar của Novaland tại quận Tân phú…
Tranh cãi nên hay không siết van tín dụng
Trong khi nhiều doanh nghiệp, chuyên gia nhận định thị trường bất động sản vẫn đang phát triển tốt thì phía Ngân hàng Nhà nước lại đang cho thấy những lo ngại. Do đó, phía ngân hàng đang đưa ra dự thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 theo hướng theo hướng điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ 60% xuống 40% và hệ số rủi ro tín dụng kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%. Dự thảo này ngay lập tức gây ra nhiều tranh cãi trong giới địa ốc.
Ông Phạm Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Hưng Lộc Phát cho biết, sửa đổi Thông tư 36 là một quyết định cần thiết, tốt cho cả hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Mặc dù sẽ có một vài doanh nghiệp phải điều chỉnh lại kế hoạch phát triển dự án, nhưng nó sẽ loại bỏ được nhiều nguy cơ từ nhóm doanh nghiệp không có năng lực, những người đầu cơ sinh lời.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, những nhà làm chính sách cần phải có cái nhìn dài hơi không nên thay đổi đột ngột khiến doanh nghiệp rất mệt mỏi. “Một chính sách vừa được ban hành, doanh nghiệp chỉ vừa mới làm quen chưa được bao lâu lại đột ngột thay đổi một chính sách khác sẽ khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị đảo lộn, rất khó khăn”, ông Tuấn cho biết.
Trái ngược với sự lạc quan trên, ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc Bản Việt Land cho biết, việc Thông tư 36 sửa đổi đang gây tâm lý rất lo ngại cho doanh nghiệp, ngân hàng và người vay mua nhà. Hiện các dự án bất động sản đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn tín dụng từ ngân hàng. Một dự án phát triển trong thời gian dài nếu không có nguồn tín dụng ổn định sẽ dễ bị tê liệt. Thị trường mới hồi phục trong một thời gian ngắn nên việc thay đổi này không khác gì là một đòn chí tử hạ nốc ao thị trường bất động sản. “Theo quan điểm của tôi, đây chưa phải là lúc sửa đổi Thông tư 36 vì thị trường hiện đang phát triển tốt, chưa có dấu hiệu bong bóng nên chưa cần phải siết tín dụng”, ông Trinh nói.
Ông Vũ Quang Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, chủ trương sửa đổi Thông tư 36 là cần thiết cho tính bền vững của thị trường. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay việc thay đổi cần phải có lộ trình và có sự phân loại đối tượng thích hợp. “Thị trường bất động sản chỉ mới hồi phục, chưa có nguy hại về bong bóng do đó nếu điều chỉnh thì cần có lộ trình, chẳng hạn thay vì giảm từ 60% xuống 40% thì chỉ nên giảm xuống là 50% thôi. Tăng hệ số rủi ro thì tùy từng dự án, chủ đầu tư. Nếu dự án tốt, chủ đầu tư uy tín thì có thể chỉ tăng lên 200% hoặc thậm chí có thể giữ nguyên như 150% như hiện nay cũng chẳng sao, ngược lại nếu dự án không tốt, chủ đầu tư không có năng lực hay người vay mua đầu cơ thì cứ tăng lên 250% hoặc thậm chí là không cho vay luôn”, ông Phấn kiến nghị.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.