TP.HCM đứng đầu cả nước về xuất khẩu năm 2023 với 42,4 tỷ USD. Hình minh họa
Theo số liệu sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út đạt 1,1 tỷ USD, tăng 57,5%; sang thị trường UAE đạt 4,0 tỷ USD, tăng 4,3%.
Nhờ việc mở cửa trở lại sau một thời gian dài áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng dịch COVID-19, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 49,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2022.
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu tiếp tục được duy trì ổn định, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước đạt 288,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 88,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023. Trong đó, TP.HCM có kim ngạch đạt 42,46 tỷ USD; Bắc Ninh kim ngạch 39,3 tỷ USD; Bình Dương đạt 30,6 tỷ USD; Hải Phòng đạt 26,7 tỷ USD; Thái Nguyên 25,68 tỷ USD; Bắc Giang 24,4 tỷ USD; Đồng Nai 21,6 tỷ USD; Hà Nội 16,6 tỷ USD; Phú Thọ đạt 10,5 tỷ USD; Vĩnh Phúc 9,9 tỷ USD.
Báo cáo cũng điểm tên 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng cao nhất so với năm 2022, cụ thể, Lạng Sơn tăng 107%; Hà Giang tăng 65,8%; Hà Tĩnh tăng 49,7%; Cao Bằng tăng 42,7%; Hà Nam tăng 35,8%.
Ở chiều ngược lại, 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh nhất so với năm 2022 gồm: Điện Biên giảm 47,4%; Cà Mau giảm 29%; Lai Châu giảm 22,6%; Thừa Thiên Huế giảm 18,8% và Bạc Liêu giảm 15,8%.
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2023 qua những con số
Năm 2023, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều điểm sáng tăng trưởng GDP đạt 5,05%; cán cân thương mại xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp; khách quốc tế vượt xa mục tiêu đề ra, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục,... theo số liệu của Tổng cục Thống kê.








-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....
-
Ký hiệp định vay và viện trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án tại Việt Nam
Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết các hiệp định vay và viện trợ giữa Bộ Tài chính với Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân ...
-
Việt Nam bàn giao 11.500 tấn gạo cho Cuba
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cuba, Đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, tháo gỡ rào cản thương mại và mở rộng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng tái tạo; bàn giao 11.500 tấ...