UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho Sở Giao thông vận tải đầu tư xây dựng 11 bến thủy nội địa, trong đó có 6 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Bình An, Thảo Điền (quận 2), Tầm Vu, Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh, Linh Đông (quận Thủ Đức); 5 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: cầu Chữ Y (quận 5), Bình Tây, Lò Gốm (quận 6), Bình Đông, chùa Long Hoa (quận 8).
Đồng thời, cơ quan này sẽ tiếp tục thống nhất vị trí, diện tích, pháp lý đối với 7 bến còn lại; trong đó có 2 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh), Bến Trung tâm Bình Triệu (quận Thủ Đức); 5 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: Nguyễn Thái Bình, Calmetter (quận 1), chợ Hòa Bình, Nguyễn Tri Phương (quận 5), Khánh Hội (quận 4).
UBND TP cũng chấp thuận chủ trương cho Sở Giao thông vận tải đề xuất vị trí mới thay thế vị trí các bến không còn phù hợp; mở rộng diện tích các bến hiện hữu phù hợp quy hoạch chức năng bến bãi, phát triển thành các điểm dừng chân, dịch vụ đô thị, du lịch ven sông; bổ sung bến trung tâm của tuyến số 2 tại quận 4 để thay thế cho phần diện tích đã giảm của bến Nguyễn Tri Phương do ảnh hưởng bởi nhánh cầu dẫn Nguyễn Tri Phương.
UBND các quận cần rà soát quy hoạch các bến thuộc địa bàn; lấy ý kiến của Sở Xây dựng đối với các bến có quy hoạch xây dựng hiện hữu là đất công viên, cây xanh; đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 các bến này để đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng bến thủy nội địa.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát nguồn gốc, cơ sở pháp lý và hiện trạng các khu đất dự kiến xây dựng các bến thủy nội địa; phân loại từng khu đất theo 2 trường hợp: giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai hoặc sắp xếp, xử lý theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; báo cáo UBND TP trong tháng 11/2020.
Được biết, hiện nay TP.HCM đang triển khai hai tuyến buýt thuỷ trên địa bàn. Trong đó, tuyến số 1 dài 10,8km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn, đến khu vực P.Linh Đông (Q.Thủ Đức) tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới.
Tuyến này đã đi vào khai thác từ năm 2017. Trên tuyến này có 12 bến đón, trả khách nằm rải rác tại các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Tuyến buýt đường sông số 2 (Bạch Đằng – Lò Gốm) dài 10,3km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đến khu vực bến Lò Gốm (P.7, Q.6) đang trong giai đoạn triển khai.
-
Mong sớm có đất cho bến bãi giao thông thủy
Theo quy hoạch, trong 30 năm tới, TP HCM cần hơn 21.000 tỉ đồng phát triển giao thông thủy. Để giảm gánh nặng cho ngân sách, nhất là trong việc đầu tư bến bãi thì việc huy động vốn xã hội hóa là rất cần thiết








-
Chính phủ quy định thời điểm xác định giá đất đối với quỹ đất thanh toán hợp đồng BT tại khu đô thị mới Thủ Thiêm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91 quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM).
-
TP.HCM: Hoàn thành tất cả các nội dung với yêu cầu cao nhất cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, các tiểu ban và tổ giúp việc các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (...
-
Sắp thông xe cây cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM
Cầu Nhơn Trạch và nhánh A, E của nút giao kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành thuộc dự án Vành đai 3 TP.HCM đang gấp rút hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 27/4 tới.