Kiên quyết thu hồi dự án không triển khai
Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, vừa ký công văn chỉ đạo các sở ban ngành và UBND quận huyện thực hiện nhiều nội dung liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nào không triển khai, để đất hoang hoá hoặc triển khai chậm, Sở Tài nguyên Môi trường phải kiên quyết báo cáo để UBND TPHCM thu hồi theo quy định.
Theo đó, Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin và tình hình diễn biến của thị trường để thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá, “bong bóng” bất động sản.
Đồng thời, Sở Xây dựng cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về đầu tư, kinh doanh bất động sản; các dự án vi phạm về xây dựng; dự án không thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai; các dự án chưa nghiệm thu đã đưa vào sử dụng.
Đối với các dự án đã được giao đất hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày 10/1/2020, đặc biệt là các dự án nhà ở cao cấp, Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm phối hợp với sở ngành liên quan và UBND quận huyện kiểm tra, rà soát.
Những dự án nào không triển khai, để đất hoang hoá hoặc triển khai chậm, Sở Tài nguyên Môi trường phải kiên quyết báo cáo để UBND TPHCM thu hồi theo quy định.
Công khai dự án thế chấp ngân hàng, chậm cấp sổ hồng
Phó Chủ tịch UBND TPHCM còn giao Sở Tài nguyên Môi trường tập trung kiểm tra, công khai danh sách các dự án nhà ở được chủ đầu tư thế chấp ngân hàng các dự án chậm tiến độ do vướng thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất hoặc chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân.
TPHCM đang có 60 dự án của 16 doanh nghiệp với hơn 30.000 căn nhà và căn hộ officetel chưa được cấp sổ.
Với số tiền thu được thay vì dành quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại hoặc khu đô thị mới (quy mô dưới 10ha) để đầu tư nhà ở xã hội, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng báo cáo tình hình sử dụng khoản tiền này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, TPHCM còn nhiều doanh nghiệp muốn được cấp sổ hồng nhưng đến nay vẫn chưa thể đóng được tiền sử dụng đất. Ông Châu nêu ra 60 dự án của 16 doanh nghiệp với hơn 30.000 căn nhà và căn hộ Officetel chưa được cấp sổ.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM, về việc cấp sổ hồng, là cơ quan đầu mối chủ trì giải quyết, Sở xác định mình là người trong cuộc để chủ động đẩy nhanh tiến độ.
“Với những bức xúc của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản không gắn liền với đất trong các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TPHCM; khi có sự chậm trễ, chúng tôi rất thấu hiểu, bởi nếu người dân mua nhà ở và đã thanh toán nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, thì yêu cầu được cấp sổ hồng kịp thời là rất chính đáng”, ông Thắng nói.
Đối với những khó khăn, vướng mắc nổi cộm gây ảnh hưởng đến công tác cấp sổ hồng trong dự án phát triển nhà ở, theo ông Nguyễn Toàn Thắng, khâu xác định giá đất của dự án để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với nhà nước là khâu khá quan trọng. Thực tế có hàng chục dự án bị “treo” sổ hồng chỉ vì bị tắc tiền sử dụng đất của dự án, doanh nghiệp.
Trong đó, xác định 7 vấn đề còn khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tổ chức thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá và thời hạn hiệu lực của Chứng thư thẩm định giá; việc xác định giá đất trong quá khứ; vướng mắc trong các phương pháp xác định giá đất khi thực hiện thẩm định giá; việc định giá đất đối với một số vị trí có lợi thế sinh lợi cao, ở vị trí đắc địa và khó khăn trong việc cấn trừ các khoản chi phí tạo lập đất vào nghĩa vụ tài chính.
“Các doanh nghiệp bất động sản đã đồng hành cùng TPHCM, góp phần làm thay đổi diện mạo hạ tầng cũng như góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của TPHCM. Do đó, với dự án hoàn chỉnh pháp lý, Sở sẽ giải quyết ngay việc cấp sổ hồng. Còn với những vướng mắc phát sinh thì ở cấp độ TPHCM, Sở Tài nguyên Môi trường đã kiến nghị UBND TPHCM xem xét, chấp thuận tiếp tục tổ chức buổi họp với các sở ngành, đơn vị có liên quan về những khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể và giải pháp tháo gỡ”, ông Thắng khẳng định.
-
Khó “giải khát” nguồn cung nhà giá thấp
CafeLand – Dù có nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung nhà ở có giá thấp (khoảng 25 triệu/m2) tại TP.HCM đã biến mất trên thị trường trong khoảng hai năm trở lại đây. Nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2021 nếu nguồn cung mới tiếp tục bị tắc nghẽn bởi các vướng mắc pháp lý thì khả năng giá nhà còn tiếp tục tăng cao hơn.
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Cầu cửa ngõ phía Tây TP.HCM chính thức thông xe
Ngày 21/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức lễ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM). Đây là cây cầu quan trọng, kết nối giao thông ở QL1A vào trung tâm TP....
-
Hôm nay (21/1), tuyến metro hơn 43.700 tỷ đồng sẽ chính thức thu phí
Sau 1 tháng chạy thử nghiệm và miễn phí, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức thu phí từ ngày 21/1. Việc thu phí được kỳ vọng sẽ giúp tuyến metro duy trì hoạt động bền vững và đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, bảo trì....