Vành đai 2 đoạn từ nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng ngừng thi công nhiều năm
Sở Giao thông Vận Tải TP.HCM (Sở GTVT) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về kiến nghị sớm hoàn thành khép kín dự án đường Vành đai 2.
Dự án đường Vành đai 2 có tổng chiều dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), đến ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP.HCM.
Dù đã được khởi công xây dựng từ hơn 15 năm trước, nhưng đến nay tuyến đường quan trọng này chỉ mới đưa vào sử dụng hơn 50km. Phần còn lại được chia làm 4 đoạn, trong đó 1 đoạn đang xây dựng dở dang, 3 đoạn chưa triển khai.
Cụ thể, đoạn 3 có chiều dài 2,7km bắt đầu từ nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng đã được khởi công xây dựng từ năm 2017 theo hình thức hợp đồng BT trị giá hơn 2.700 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2020, khi tổng khối lượng dự án đạt khoảng 44% thì dự án tạm ngừng thi công. Nguyên nhân là do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.
Đầu tháng 5/2023, Đoàn công tác lãnh đạo TP.HCM đã có buổi kiểm tra thực tế tại dự án này. Lãnh đạo thành phố cho biết, sẽ tập trung chỉ đạo để giải quyết cơ bản xong phần giải phóng mặt bằng để tái khởi công trong năm 2023, hoàn thành dự án vào năm 2025.
Đoạn 1 dự án Vành đai 2 bắt đầu từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (Xa lộ Hà Nội cũ)
Đối với đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp) dài 3,5km, hiện Sở GTVT đã cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với tổng mức đầu tư khoảng 9.328 tỉ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 6.675 tỉ đồng.
Dự án sẽ được trình HĐND TP.HCM quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ hợp tới. Dự kiến, quý 1/2024 sẽ lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý 2/2025 sẽ hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư để khởi công dự án và hoàn thành đưa vào khai thác trong quý 4/2026.
Đối với đoạn 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng) dài 2,8km hiện đã hoàn tất hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tổng vốn 4.543 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.956 tỉ đồng.
Sở GTVT cho biết sẽ báo cáo UBND TP.HCM trình HĐND thành phố duyệt chủ trương đầu tư vào quý 4/2023. Kiến nghị thành phố bố trí vốn đầu tư công thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 – 2025.
Trong trường hợp chưa bố trí được vốn ngân sách, Sở GTVT kiến nghị thành phố xem xét phương án đầu tư ngoài ngân sách phấn đấu hoàn thành dự án chậm nhất vào năm 2027.
Đối với đoạn 4 dài 5,3km (từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh), tổng mức đầu tư khoảng 16.417 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 13.190 tỉ đồng. Dự án này hiện đã cơ bản hoàn thành lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Do khó khăn về vốn ngân sách trung hạn giai đoạn 2021-2025, Sở GTVT đề xuất phân kỳ đầu tư đoạn 4 theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 2023 – 2027 sẽ đầu tư đoạn từ Võ Văn Kiệt đến đường Nguyễn Văn Linh dài 3,4km, tổng mức đầu tư khoảng 8.972 tỉ đồng.
Giai đoạn 2026-2030 sẽ thực hiện đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Võ Văn Kiệt dài 1,9km, tổng mức đầu tư 7.445 tỉ đồng.
Theo Sở GTVT, để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án hạ tầng trên, cơ quan này khiến nghị thành phố bố trí ngân sách giai đoạn đầu dự án.
Trường hợp đầu tư công khó khăn, kiến nghị huy động vốn bên ngoài, bao gồm cả việc nghiên cứu đầu tư bằng hợp đồng BT theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98.
-
Cận cảnh đoạn Vành đai 2 TP.HCM hơn 2.700 tỉ sắp tái khởi động
Sau nhiều năm đình trệ, dự án Vành đai 2 đoạn từ nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức) có chiều dài 2,7km, tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng sắp được khởi công trở lại.
-
Giao dịch bất động sản tăng vọt, thuế và phí trước bạ đạt 6.540 tỷ đồng
9 tháng qua, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao, chủ yếu do nhu cầu giao dịch bất động sản của người dân tăng.
-
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng giao thông của TP.HCM, đặc biệt là với vai trò huyết mạch nối liền thành phố với tỉnh B...
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.