Theo đó, GRDP của TP.HCM trong quý đầu năm ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, khu vực dịch vụ (chiếm hơn 65% GRDP của thành phố) tăng 2,07% đóng góp 1,53 điểm phần trăm trong tốc độ tăng chung.
Đáng chú ý, có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm là: Vận tải kho bãi giảm 0,63%, thông tin và truyền thông giảm 2,70%, kinh doanh bất động sản giảm 16,20%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82%
Điểm sáng là 5/9 ngành dịch vụ còn lại có mức tăng trưởng khá như bán buôn, bán lẻ tăng 3,81%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,53%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 6,68%; giáo dục và đào tạo tăng 7,01%. Riêng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất với 24,34% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%, làm giảm 0,91 điểm phần trăm. Còn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dù tăng 2,06% nhưng cũng chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, TP.HCM có mức tăng trưởng quý 1/2023 thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng là địa phương có tốc độ tăng GRDP quý 1/ 2023 cao nhất, đạt 9,65%. Xếp thứ 2 là Đà Nẵng với GRDP tăng 7,12%, đứng thứ 19/63 địa phương trong cả nước).
Với GRDP tăng 5,8%, Hà Nội xếp vị trí thứ 3 và đứng thứ 32/63 địa phương. Đứng vị trí thứ 4 là TP. Cần Thơ với GRDP tăng 4,02%, đứng thứ 43/63 địa phương. TP.HCM có mức tăng trưởng GRDP quý 1/2023 thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạt 0,70% và đứng thứ 56/63 địa phương.
Ngoài 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều địa phương ghi nhận tốc độ tăng GRDP cao hơn tốc độ tăng GDP, gồm: Hậu Giang tăng 12,67%; Bình Thuận tăng 9,86%; Hải Phòng tăng 9,65%; Khánh Hòa tăng 9,07%; Cà Mau tăng 9,05%…
Theo Tổng cục Thống kê, bước sang quý 2, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.








-
Tổng thống Pháp sắp sang thăm Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa chính trị – ngoại giao đặc bi...
-
Đầu tư vào Hoa Kỳ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?
Hội nghị thượng đỉnh đầu tư tại Hoa Kỳ (SelectUSA 2025) là lần đầu tiên đoàn Việt Nam có số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất từ trước đến nay. Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Hoa Kỳ?...
-
Ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư hơn 6,5 tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn KOGI đã ký kết các thỏa thuận đầu tư-hợp tác chiến lược với đối tác Nhật Bản và khu vực Trung Đông để triển khai 3 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 tỷ USD.