TPBank tính cắt giảm hàng trăm nhân sự, đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng năm 2025
Trong phần khai mạc, ông Đỗ Minh Phú đã chia sẻ một mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025: đạt lợi nhuận trước thuế 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4% so với năm 2024. Đồng thời, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 450.000 tỷ đồng, tăng trưởng 7,6%, với dư nợ cho vay và trái phiếu của tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ 20%, lên mức 313.750 tỷ đồng.
Chủ tịch Đỗ Minh Phú thừa nhận rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, việc đạt được mục tiêu này là thử thách không nhỏ. Tuy nhiên, ông khẳng định đây cũng chính là trách nhiệm và quyết tâm của toàn bộ Ban lãnh đạo TPBank.
Ông Đỗ Minh Phú cho biết, TPBank đã xác định đổi mới công nghệ là chìa khóa giúp ngân hàng tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí. Đặc biệt, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình trong năm 2025. Theo đó, dự kiến, TPBank sẽ giảm thêm từ 300-500 nhân viên, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả công việc.
Một điểm đáng chú ý khác tại Đại hội năm nay là đề xuất chia cổ tức tiền mặt 10% và cổ tức bằng cổ phiếu 5%. Đây là năm thứ ba liên tiếp TPBank thực hiện chính sách chi trả cổ tức hấp dẫn này. Chủ tịch Đỗ Minh Phú nhấn mạnh rằng, việc chia cổ tức là cách TPBank thể hiện cam kết đối với cổ đông, đồng thời củng cố nguồn lực tài chính để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Ngoài các vấn đề về chiến lược phát triển, Chủ tịch Đỗ Minh Phú cũng đã có những trả lời thẳng thắn về các vấn đề đang được cổ đông quan tâm, đặc biệt là về tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế quan đối với tăng trưởng của TPBank. Ông cũng khẳng định TPBank đã có những kế hoạch ứng phó với những biến động từ thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Minh Phú cũng giải đáp về câu hỏi liên quan đến việc mời cổ đông chiến lược nước ngoài. Hiện TPBank đã kín room ngoại, nhưng nếu có cơ hội tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, ông tin rằng TPBank sẽ là một trong những ngân hàng hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế.
-
Quỹ ngoại PYN Elite Fund rút lui khỏi danh sách cổ đông lớn của TPBank
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tính đến ngày 17/4/2025, đáng chú ý là sự vắng mặt của quỹ đầu tư ngoại PYN Elite Fund.
-
Cổ phiếu TPBank giảm mạnh, thanh khoản tăng đột biến, hơn 64 triệu cổ phiếu sang tay trong sáng 20/3
Sáng ngày 20/3/2025, cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ghi nhận thanh khoản cao kỷ lục với hơn 64 triệu đơn vị được giao dịch, gấp hơn 5 lần so với khối lượng giao dịch bình quân 3 tháng gần nhất. Đây là mức thanh khoản cao nhất của TPB kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.
-
Dư nợ đối với Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) hiện khoảng 1.200 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).








-
Cổ phiếu Techcombank lập đỉnh sau kế hoạch phát hành ESOP, ban lãnh đạo đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 0288/2025/NQ-HĐQT triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)....
-
Sacombank còn lại 6 cổ đông lớn
Ngày 8/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) công bố cập nhật mới nhất về danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Theo đó, số lượng cổ đông lớn giảm từ 7 xuống còn 6 sau khi quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund chính...
-
Ngân hàng NCB thông tin về Cổ phiếu bị cảnh báo và kiểm soát
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã chứng khoán: NVB) đã có văn bản số 291/2025/CV-BĐH.NCB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trình bày “Biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo...