Tổng giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, Marc Townsend nhận định: “Chúng ta chỉ có khả năng bán được lượng hàng tồn kho hiện nay trong 2 - 3 năm tới nếu giá được điều chỉnh lại và người mua có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn vay hơn".
Ông Marc không cho rằng việc điều chỉnh thuế sẽ có tác động lớn đến thị trường. Ngay cả khi giá bán giảm, người mua chưa vội vàng mua ngay bởi họ kỳ vọng mức giá sẽ giảm hơn nữa. "Chính phủ cũng không nên trông chờ việc các chủ đầu tư có thể nhanh chóng chuyển hàng loạt sản phẩm cao cấp sang sản phẩm giá rẻ", ông nhận xét.
Khảo sát của CBRE Việt Nam, tính đến quý IV/2012, TP HCM còn hơn 28.000 căn hộ đã chào bán nhưng chưa có chủ. Ảnh: Vũ Lê.
Chuyên gia này dự báo, sẽ mất ít nhất 5 năm để thị trường có thể vượt qua tình trạng thừa cung hiện nay. Bởi lẽ, sức tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người mua. Điều quan trọng nhất lúc này là xem xét điều chỉnh thị trường cho vay mua nhà, giúp thị trường này trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trẻ đang có dự định mua nhà.
Khảo sát của CBRE, trong quý IV/2012, thị trường căn hộ bán tại TP HCM tiếp tục giảm giá trên tất cả các phân khúc. Trong đó căn hộ cao cấp có mức giảm nhiều nhất so với quý trước (2,3%) và rớt 7,6% so với cùng kỳ năm 2011. Việc giảm giá bán được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
Riêng hình thức giảm giá gián tiếp khá đa dạng, bao gồm chiết khấu trên giá bán cho hình thức thanh toán một lần hoặc thanh toán trước thời hạn, tặng vé du lịch nước ngoài, tặng vàng miếng, tặng gói nội thất, hỗ trợ thiết kế, ưu đãi lãi suất...
Ông Marc nhận định, một vài dự án tiếp tục giảm giá bán là một động thái tích cực nhằm giảm lượng hàng tồn kho đang rất cao trên thị trường. Thực tế cho thấy nhu cầu đối với căn hộ giá cả phải chăng trong phạm vi 10-14 triệu đồng mỗi m2 vẫn còn rất lớn. Phân khúc này tập trung ở khu vực ven trung tâm thành phố như quận 9, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân và huyện Nhà Bè.
-
Không thể chờ đợi gói hỗ trợ bất động sản, nhiều chủ đầu tư buộc lòng giảm giá căn hộ để đẩy bớt lượng hàng tồn kho. <br/br>
-
Sợi dây siết cổ doanh nghiệp BĐS
“Lãi vay ngân hàng chính là sợi dây đang siết cổ các DN BĐS. Hàng tồn kho quá lớn gây nợ xấu là bởi giá cao không tiếp cận được người mua”. <br/br>
-
Thị trường bất động sản: Khép lại “mùa giông bão”!
Năm 2012, thị trường bất động sản đã chứng kiến tất cả những gì gọi là bất lợi nhất. Giá giảm, giao dịch kém, ít công trình khởi công, hiếm công trình hoàn thành, các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản… đặt thị trường địa ốc vào đồ thị đi xuống suốt 12 tháng. <br/br>