Hình minh họa.
Trong văn bản khẩn gửi lên UBND TP.HCM, Sở Giao thông Vận tải TP đã trình bày phương án triển khai quy hoạch hệ thống đường sắt kết nối vùng TP.HCM. Đơn vị đề xuất áp dụng mô hình TOD - phát triển tích hợp đô thị với hệ thống giao thông công cộng theo xu thế quy hoạch ở các nước phát triển.
Cụ thể, Sở GTVT kiến nghị UBND thành phố đề xuất Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt liên kết vùng TP.HCM.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc giao cơ quan có thẩm quyền đầu tư tuyến đường sắt và Thủ Thiêm - Long Thành. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND tỉnh Đồng Nai, UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan về phương án đầu tư tuyến đường sắt và Thủ Thiêm - Long Thành.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài tuyến đường sắt Bắc - Nam, TP.HCM có 5 tuyến đường sắt kết nối với các địa phương khác như: Đường sắt tốc độ cao Nha Trang - TP.HCM; đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh; đường sắt TP.HCM - Tây Ninh; đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh tuyến đường sắt Bắc - Nam, có 5 tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với các địa phương gồm tuyến: Nha Trang - TP.HCM (đường sắt tốc độ cao), TP.HCM - Cần Thơ, TP.HCM - Lộc Ninh, TP.HCM - Tây Ninh, Thủ Thiêm - Long Thành.
Trong đó, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành dài khoảng 38km, có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức), điểm cuối là sân bay quốc tế Long Thành. Theo tính toán ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40.500 tỉ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP.
Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ được đề xuất xây dựng trước năm 2030 với kinh phí khoảng 7 tỉ USD (163.800 tỉ đồng). Điểm đầu tuyến tại ga An Bình (Bình Dương), điểm cuối tại ga Cái Răng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 174 km với 13 nhà ga, đi qua 6 tỉnh, thành gồm Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, tốc độ thiết kế khoảng 190 km/h cho tàu khách và 120 km/h cho tàu hàng. Với vận tốc trên, thời gian đi từ Cần Thơ lên TP.HCM sẽ được rút ngắn chỉ còn 75-80 phút thay vì đi đường bộ mất từ 3-4 giờ như hiện nay.
-
TP.HCM phản hồi về tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành hơn 40.000 tỉ đồng
UBND TP.HCM đề nghị Đồng Nai phối hợp Bộ GTVT đề xuất cấp thẩm quyền quyết định giao cơ quan thực hiện dự án đường sắt nhẹ; đảm bảo đúng thẩm quyền, phù hợp quy định về đầu tư, pháp luật. Nếu các đơn vị đảm bảo đầy đủ điều kiện trên, TP.HCM thống nhất đề xuất của tỉnh Đồng Nai.








-
Lịch trình diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TPHCM
Ngày 30/4, TPHCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2025). Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, lực lượng diễu binh, diễu hành chia làm 4 hướng và di chuyển về ...
-
Giá căn hộ TP.HCM không ngừng leo thang nhưng mức hấp thụ đang chậm lại
Các đơn vị nghiên cứu thị trường nhận định, trong thời gian gần đây giá căn hộ đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, mức hấp thụ căn hộ đang có dấu hiệu chậm lại.
-
Khuyến cáo từ TP.HCM: Người dân MỞ CỬA KÍNH trong khu vực 2km từ trận địa pháo Bến Bạch Đằng
Các cơ quan, doanh nghiệp và người dân trong bán kính 2km của trận địa pháo Bến Bạch Đằng cần mở cửa kính để hạn chế hư hỏng do sóng xung kích khi bắn đạn pháo lễ.