Sẽ không cắt điện, nước công trình vi phạm xây dựng?
Bộ Xây dựng tăng thẩm quyền của chủ tịch UBND phường/xã khi giải quyết nhà xây làm lún, nứt nhà hàng xóm.
Bỏ quy định áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm xây dựng. Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo sửa đổi Nghị định 180/2007 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng do Bộ Xây dựng vừa soạn thảo.
Trong những năm qua, quy định trên đã giúp ích rất nhiều cho các địa phương trong xử lý vi phạm xây dựng. Có những chủ đầu tư nhiều lần phớt lờ quyết định đình chỉ thi công, mãi tới khi công trình bị cắt điện, nước thì họ mới “chịu phép”. Ông Dương Thành Phố, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, cũng đánh giá: “Trên thực tế, việc cắt điện, nước rất có hiệu quả đối với công trình vi phạm bị đình chỉ xây dựng. Vì khi không được cung cấp hai nguồn thiết yếu ấy, chủ công trình không thể cố tình tiếp tục vi phạm được”. Tuy nhiên, ông Phố cũng lý giải “không thể giữ nguyên quy định trên, bởi Luật Xây dựng mới ban hành không có biện pháp ấy. Phải bỏ quy định này, chúng tôi rất tiếc!
Sắp xử vụ án ăn bớt diện tích tại tòa nhà cao nhất Việt Nam
Dự kiến, bắt đầu từ ngày 26/9 đến ngày 29/9 tới đây, tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm sẽ tiến hành mở phiên xét xử vụ việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Keangnam Vina bị khởi kiện vì bán căn hộ thiếu hụt diện tích, gây thiệt hại về kinh tế cho khách hàng.
Nhóm khởi kiện bao gồm 7 khách hàng đã ký 10 hợp đồng mua 10 căn hộ của Keangnam. Trong số này có 7 hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thanh toán và đã nhận bàn giao căn hộ. Đáng chú ý, 4/7 căn thuộc nhóm trên, khách hàng phải thanh toán một phần bằng ngoại tệ (USD.)
Ngoài ra, 3 hợp đồng còn lại đang thực hiện thì phát hiện hợp đồng vi phạm pháp luật nên khách hàng đã thông báo dừng thanh toán và từ chối nhận bàn giao nhà.
Theo đại diện các hộ dân, trung bình với mỗi căn hộ khởi kiện, “thượng đế” đã bị phù phép làm hao hụt diện tích so với hợp đồng đã ký. Trung bình mỗi hộ bị thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng cho những phần thuộc sở hữu chung.
Doanh nghiệp tung hàng đón dòng tiền cuối năm
Không chỉ sôi động ở phân khúc căn hộ hay đất nền giá rẻ, nhiều chủ đầu tư các khu nghỉ dưỡng biệt thự tại khắp các tỉnh thành trên cả nước đều đang rầm rộ chào hàng đón dòng tiền cuối năm.
Theo quan điểm của một số nhà đầu tư, thời điểm chuẩn bị bước vào quý cuối năm nhiều chủ đầu tư thường có kế hoạch tung hàng với quy mô lớn để đón đầu dòng kiều hối đổ về nước cũng như nhu cầu mua nhà cuối năm. Bên cạnh đó, giá bất động sản ngày một giảm, để bán được hàng nhiều chủ đầu tư đã đưa ra những chương trình thanh toán, khuyến mãi hấp dẫn nên ít nhiều thu hút được những người có nhu thực, từ đó khiến giao dịch tăng lên.
Một báo cáo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho thấy, thị trường bất động sản đang trong xu hướng chuyển biến tích cực. Trong đó, phân khúc nhà ở có tổng giá trị trong khoảng 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, có diện tích trong khoảng trên dưới 80m2 đang thu hút nhiều sự quan tâm và đang là hàng hóa có nhu cầu mua mạnh mẽ nhất.
10 năm nữa cũng khó xảy ra “sốt” đất
“Cơn sốt đất nào cũng có tác hại làm méo mó thị trường, tăng giá đột biến, khi nó trở về thực tại gây thất thoát, đổ vỡ lớn…Tuy nhiên, sốt đất khó có thể xảy ra nữa, ít nhất trong vòng 10 năm tới".
Theo một nghiên cứu của CBRE, bất động sản luôn có sự thay đổi ở từng thời kỳ. Cụ thể, năm 1999 – 2003 là giai đoạn thị trường mới nổi nên đất nền là phân khúc được ưa thích nhất. Đến năm 2004 – 2006, khi có lệnh cấm phân lô bán nền cùng với việc chi phí đền bù tăng thì người dân lại có nhu cầu chuyển sang mua căn hộ.
2007 – 2008 là thời điểm thị trường BĐS đạt đỉnh cao và kinh tế hưng thịnh, các nhà đầu tư chiếm lĩnh thị trường, diện tích căn hộ lớn ồ ạt xuất hiện. Đây cũng là thời kỳ thị trường “hút” nhiều tiền mặt và phát triển mạnh. Thế nhưng, đến năm 2009 – 2010, do ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất ổn kinh tế trong nước và toàn cầu nên thị trường BĐS dẫn đến suy thoái, nhà đầu cơ ít dần.
Ngán ngẩm với hạ tầng các Khu dân cư “cao cấp”
Được quy hoạch là những khu dân cư kiểu mẫu nhưng hàng loạt khu dân cư trên địa bàn TP.HCM lại rơi vào tình trạng vắng bóng người ở, còn cơ sở hạ tầng thì vô cùng nhếch nhác.
Chúng tôi tìm đến khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (thuộc phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM) vào một ngày đầu tháng 9. Cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là đường sá vô cùng nhếch nhác, đá sỏi gập ghềnh, cỏ dại mọc đầy lối đi. Nhìn vào hạ tầng khu vực này, nhiều người sẽ lầm tưởng nơi đây là một vùng quê hẻo lánh chứ không phải là một khu dân cư kiểu mẫu.
Dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2001 với tổng diện tích 89 ha. Chủ đầu tư là Công ty Địa ốc 10 và các công ty địa ốc thứ cấp chia nhau thực hiện các hạng mục. Tuy nhiên, sau hơn 12 năm đầu tư, hạ tầng nơi đây càng lúc càng xuống cấp. Trong khi đó, chủ đầu tư lại thờ ơ với nguyện vọng của bà con nhân dân ở khu vực này.
‘Sốt’ đất quanh cầu Nhật Tân: Không khéo lại ăn đòn
Khi các hạng mục thuộc dự án cầu Nhật Tân đang được gấp rút hoàn thành thì giá nhà, đất xung quanh khu vực này lại rậm rịch tăng giá.
Việc cầu Nhật Tân đã được hợp long và dự kiến sẽ thông xe vào tháng 10/2014 khiến bất động sản quanh cầu Nhật Tân đứng trước “cú hích” nóng trở lại sau gần 5 năm ảm đạm.
Tại các phường xung quanh khu vực cầu Nhật Tân thuộc quận Tây Hồ giá nhà, đất đã tăng từ 5 đến 10% so với hồi cuối năm 2013.
Khu vực Đông Anh cũng đã tăng lên khoảng từ 10 – 20% tùy khu vực và vị trí so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.
“Ở đây cách đây mấy năm cũng đã phân thành những lô nhỏ rồi. Bây giờ chủ yếu là người ta mua đi bán lại những lô đó. Nhưng chỉ có một số xây lên để ở. Có thể trong đợt tới người việc mua đi bán lại những lô này sẽ tiếp tục diễn ra.
Người nào có nhu cầu mua họ vẫn có thể mua để ở vì thực ra giao thông ở đây cũng thuận tiện. Nhưng không phải cứ nghe người ta thổi lên rồi đổ xô đi mua không khéo lại ăn đòn” – anh Dũng nhận định.
Doanh nghiệp “buông” tiền sử dụng đất
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang triển khai dự án bất động sản mệt mỏi với tiền sử dụng đất thì những quy định mới ban hành càng làm doanh nghiệp lo lắng, bởi ngày càng bị “siết chặt” hơn! Đặc biệt những doanh nghiệp muốn triển khai đầu tư dự án mới, chuyển nhượng dự án… phải thật sự mạnh về tài chính.
Thị trường bất động sản trầm lắng cộng với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bị cạn kiệt do kinh tế khó khăn nhiều năm, khiến hàng loạt doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất kéo dài. Một số doanh nghiệp khác được bán chỉ định bất động sản nhưng cũng không thể ký kết hợp đồng do khó khăn về tài chính. Ngoài ra, hàng loạt dự án bất động sản đang đầu tư dở dang nhưng chủ đầu tư không màn đến chuyện thực hiện thủ tục thẩm định giá đất để làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, đơn vị này được bán chỉ định một thửa đất để đầu tư dự án nhưng tình hình thị trường bất động sản cũng như tài chính của công ty quá khó khăn nên chưa thể ký hợp đồng mua bán được. Hợp đồng chưa ký, cơ quan thuế chưa ra thông báo thu tiền nhưng cơ quan chức năng vẫn cho rằng công ty nợ tiền sử dụng đất là chưa thuyết phục.