Theo dữ liệu về các giao dịch ngành xây dựng & bất động sản toàn cầu được công ty nghiên cứu dữ liệu GlobalData công bố gần đây, tổng giá trị các giao dịch trong tháng 5 đạt 562,6 triệu USD (chỉ tính các giao dịch công khai).
Con số này giảm 52,7% so với tháng trước (1,19 tỷ USD) và giảm 25,6% so với mức trung bình 12 tháng qua (756,11 triệu USD).
So sánh giá trị các giao dịch đầu tư mạo hiểm ở các khu vực khác nhau trên toàn cầu, Bắc Mỹ là thị trường đứng ở vị trí đầu tiên, với tổng giá trị các giao dịch được công bố trong tháng 5 đạt 289,4 triệu USD.
Xét trên khía cạnh quốc gia, Mỹ cũng là thị trường đứng đầu danh sách khi tổng giá trị các giao dịch ngành xây dựng & bất động sản ở quốc gia này trong tháng 5 đạt 285,2 triệu USD.
Về khối lượng, Bắc Mỹ nổi lên là khu vực hàng đầu cho các thương vụ đầu tư mạo hiểm trong ngành xây dựng & bất động sản trên toàn cầu, tiếp theo là châu Âu và sau đó là Châu Á - Thái Bình Dương.
Quốc gia đứng đầu về hoạt động đầu tư mạo hiểm ngành xây dựng & bất động sản trên toàn cầu vào tháng 5 là Mỹ với 10 thương vụ. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Ý và Hàn Quốc với cùng 2 thương vụ.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm ngành xây dựng & bất động sản đã được công bố trên toàn cầu đạt tổng trị giá 3,94 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 118% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo GlobalData, 5 thương vụ đầu tư mạo hiểm lớn nhất trong ngành xây dựng & bất động sản toàn cầu chiếm 70,9% tổng giá trị tất cả thương vụ trong tháng 5. Cụ thể, tổng giá trị của 5 thương vụ lớn nhất lên tới 398,7 triệu USD, so với tổng giá trị tất cả các thương vụ là 562,6 triệu USD.
Dưới đây là danh sách cụ thể 5 thương vụ đầu tư mạo hiểm giá trị nhất ngành xây dựng & bất động sản toàn cầu trong tháng 5, theo dữ liệu từ GlobalData:
1) Banco Ahorro FamsaInstitucion de Banca Multiple, Banco Mercantil del Norte, Clocktower Ventures, Endeavour Catalyst, Grupo Financiero Banorte SAB de CV, Henry Kravis, Homebrew và Tiger Global Management đạt thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD cho Inversiones MCN
2) Khoản đầu tư trị giá 80 triệu USD cho Belong Home của Andreessen Horowitz, Battery Ventures, Dan Wenhold và GGV Capital
3) ANIMO Ventures, Blitzscaling Ventures, Canaan Partners, Capital One Growth Ventures, Citi SPRINT, Citi Ventures, Cross River Digital Ventures, First American Title Co, JLL Spark, NFX Capital Management, Parker89 và StepStone Group đạt thỏa thuận đầu tư nguồn vốn 70 triệu USD cho LEV
4) Khoản đầu tư 25 triệu USD cho Arrived Homes của Bezos Expeditions, Core Innovation Capital, Forerunner Ventures, Good Friends Venture Capital, Neo (Mỹ), PSL Ventures và Spencer Rascoff
5) Korea Development Bank, Korea Investment & Securities, KTB Network, Reverent Partners and Shinhan Financial Group đạt thỏa thuận đầu tư nguồn vốn trị giá 23,7 triệu USD cho Apart:Mentary
-
Lĩnh vực bất động sản châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng trưởng ổn định cho tới năm 2024
Mới đây, Viện Đất đai Đô thị (ULI) có trụ sở tại Mỹ cho biết lĩnh vực bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục “phục hồi” trong vài năm tới với tỷ suất vốn hóa ổn định.
-
Giá nhà ở trên toàn cầu trong quý I đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2004
Mới đây, công ty tư vấn động sản toàn cầu Knight Frank đã công bố báo cáo về chỉ số giá nhà ở toàn cầu, trong đó ghi nhận nhiều sự thay đổi đáng chú ý.
-
Sắp có iPhone được lắp ráp ở Việt Nam?
Do các biện pháp ứng phó nghiêm ngặt với COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giao hàng, Pegatron, công ty lắp ráp iPhone cho Apple, đang lên kế hoạch mở rộng sang các nước khác bên ngoài thị trường Trung Quốc, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia để giải quyết tình trạng thiếu lao động và tăng năng lực sản xuất.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...