Dữ liệu về giá nhà ở toàn cầu mới nhất dựa theo chỉ số giá nhà ở toàn cầu (Global Cities Home Price Index) của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank mới được công bố gần đây chỉ ra rằng phần lớn các thành phố trên thế giới đã chứng kiến giá nhà tăng lên trong 12 tháng qua.
Cụ thể, Knight Frank đã theo dõi 150 thành phố trên toàn cầu cho chỉ số này. Theo đó, có tới 94% các thành phố trong chỉ số này chứng kiến giá nhà tăng lên trong 1 năm qua. Mức tăng này đã được Knight Frank tính gộp cả sự biến động của đồng tiền nội tệ từng quốc gia cũng như những yếu tố khác như lạm phát, tăng lãi suất,… Như vậy, số lượng thành phố chứng kiến giá nhà tăng lên trong năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm trước (85%).
Giá nhà ở tại các thành phố lớn đang vượt xa giá nhà trung bình theo từng quốc gia, nơi ghi nhận mức tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Có nhiều ý kiến trái chiều trong thời kỳ đại dịch hoành hành về giá ở tại các thành phố lớn. Đó cũng là thời điểm mà mọi người ồ ạt tìm kiếm nhà ở tại các vùng ngoại ô và nông thôn, khiến thị trường bất động sản ở các thành phố lớn biến động mạnh.
Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã đảo chiều, quay lại với đúng quỹ đạo vốn có khi đại dịch dần được kiểm soát và mọi người bắt đầu quay lại các thành phố. Áp lực từ lạm phát cũng như chi phí vay nợ tăng khiến người mua nhà cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bất ổn, thuế tăng và có nhiều quy định hơn trên thị trường bất động sản (Ví dụ: Canada đã ban hành lệnh cấm đối với người mua nước ngoài), Knight Frank mong đợi tốc độ tăng trưởng giá nhà sẽ chậm lại trên toàn cầu, nhưng cũng cho rằng sự đảo chiều của xu hướng sẽ khiến giá nhà ở tại các thành phố lớn khó ghi nhận mức tăng trưởng âm trong năm nay.
Trong số các thành phố được Knight Frank theo dõi, Istanbul của Thỗ Nhĩ Kỳ là nơi chứng kiến giá nhà tăng cao nhất. Thổ Nhĩ Kỹ cũng là quốc gia thường xuyên đứng đầu chỉ số của Knight Frank. Mức lạm phát tăng cao là một phần nguyên nhân lý giải cho sự tăng giá này.
Bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, các thành phố thuộc khu vực Bắc Mỹ cũng là nơi chứng kiến giá nhà tăng nhanh trong quý I. Cụ thể, có tới 12/20 thành phố chứng kiến giá nhà tăng nhanh nhất thế giới đến từ khu vực Bắc Mỹ, với thành phố dẫn đầu là Halifax (Canada, tăng 34,7%).
Xếp sau các thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ là các thành phố của Úc, với mức tăng trưởng trung bình 18,3%/năm. Trong đó, Brisbane là nơi chứng kiến giá nhà tăng nhanh nhất trong quý I với mức tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, các quốc gia thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ như New Zealand lại chứng kiến giá nhà có xu hướng giảm. Trong quý I, giá nhà ở thành phố Auckland chỉ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, quý I/2021, giá nhà tại Auckland lại chứng kiến mức tăng 22,7% so với quý I/2020.
Bên cạnh đó, Knight Frank cũng đưa ra một lưu ý đáng chú ý rằng việc tăng lãi suất đã ảnh hưởng tới tâm lý người mua nhà, dẫn tới việc doanh số bán nhà tại các thành phố lớn trên toàn cầu trong ba tháng đầu năm nay đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước.
-
Lĩnh vực bất động sản châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng trưởng ổn định cho tới năm 2024
Mới đây, Viện Đất đai Đô thị (ULI) có trụ sở tại Mỹ cho biết lĩnh vực bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục “phục hồi” trong vài năm tới với tỷ suất vốn hóa ổn định.
-
Giá phòng khách sạn trên toàn cầu tăng mạnh
Giá phòng khách sạn đang hồi phục mạnh mẽ do nhu cầu du lịch bị dồn nén và lạm phát cao, đem lại triển vọng tươi sáng cho các nhà đầu tư.
-
Các doanh nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương đẩy mạnh kiếm lời từ lĩnh vực bất động sản
CBRE kỳ vọng lợi nhuận mà các doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương kiếm được từ kinh doanh bất động sản trong năm nay sẽ tăng từ 5 – 10%.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...