Vị trí khu "đất vàng" 30.000m2 thuộc dự án 152 Trần Phú
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
Theo văn bản được Thanh tra Chính phủ ban hành, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cùng các công ty thành viên đã có tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản. Đáng chú ý, Tổng Công ty đã có những sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng tại dự án 152 Trần Phú (TP.HCM).
Được biết, Dự án 152 Trần Phú là nằm trong khu vực sầm uất bậc nhất TP.HCM. Vị trí được coi là "đất vàng" khi có 3 mặt tiền trên các tuyến đường: Trần Phú – Lê Hồng Phong – Trần Nhân Tông.
Khu đất trước đây là Nhà máy thuốc lá Sài Gòn thuộc Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (100% vốn thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Vinataba). Sau khi nhà máy rời ra huyện Bình Chánh, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty Thuốc lá Sài Gòn quyết định góp vốn thực hiện dự án thương mại trên cùng các đối tác.
Theo Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, hợp đồng liên doanh quy định giá trị khu đất 30.927m2 là hơn 1.300 tỉ đồng. Năm 2018, khu đất được rao bán với giá cao ngất ngưởng, lên tới 4.520 tỉ đồng cho cả lô (tương đương 146 triệu đồng/m2). Tuy nhiên, theo phản ảnh của nhà đầu tư, đến nay dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”.
Báo Tiền Phong trích dẫn văn bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, chỉ ra các sai phạm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong quá trình thực hiện góp vốn dự án tại 152 Trần Phú, TP.HCM, bao gồm:
Không thực hiện đánh giá lại tài sản là không đúng quy định về quản lý tài sản doanh nghiệp Nhà nước; làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi chuyển nhượng hơn 30.927m2 tại 152 Trần Phú không xin phép Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, có nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước, của doanh nghiệp.
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện dự án đến nay đã hơn 10 năm, song nhiều cơ chế chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quản lý tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp đã có sự thay đổi mà thực tế dự án chưa được triển khai.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xác minh, làm rõ những vụ việc mua bán nguyên liệu thuốc lá của Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Dung có dấu hiệu của tội “trốn thuế”. Bên cạnh thanh tra hoạt động sản xuất, Cơ quan chức năng cũng thanh tra quá trình sử dụng đất của doanh nghiệp này.
Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm này thuộc về Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, ban lãnh đạo Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
Đối với một số nội dung đã được chỉ rõ trong kết luận thanh tra, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, UBND TP.Hà Nội, UBND TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để thực hiện. Công tác khắc phục phải hoàn thành trước 31/12/2023.
-
Khu "đất vàng" 4 mặt tiền ở quận 1 được bàn giao cho UBND TP.HCM
Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM ban giao cho UBND TP quản lý khu "đất vàng" số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1 (TP.HCM). Khu đất sở hữu 4 mặt tiền tại các tuyến các đường: Hai Bà Trưng, Đông Du, Thi Sách và Công trường Mê Linh.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.