Theo đó, ông Daeryun Kim, Trưởng ban Kinh doanh quốc tế, Công ty CP KCMT của Tập đoàn KCMT đã giới thiệu đến lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện môi trường là thanh cốt thép GFRP (có nhãn hiệu là KEco Bar) và Rockbolt.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức làm việc với Tập đoàn KCMT của Hàn Quốc
Tập đoàn KCMT cho biết, thanh cốt thép GFRP và Rockbolt là giải pháp thay thế cho thanh cốt thép thông thường và nó có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và kỹ thuật dân dụng khác nhau. Bằng cách áp dụng các vật liệu xây dựng tiên tiến như thanh cốt thép GFRP và Rockbolt, ngành xây dựng Việt Nam có thể đạt được sự cải thiện và phát triển đáng kể.
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn; trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi.
Ngoài ra, lượng khí thải carbon chỉ chiếm 1/4 trong quá trình sản xuất so với thép cây. Giảm thời gian xây dựng do khả năng thi công cao hơn…
Bên cạnh những thông tin về chất lượng sản phẩm thanh cốt thép, Tập đoàn KCMT còn mong muốn sẽ tài trợ nguyên liệu thép cho 1 công trình trên địa bàn tỉnh mà UBND tỉnh Đồng Nai giới thiệu để chứng minh những ưu thế của dòng sản phẩm này.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế năng động, với nhiều khu công nghiệp lớn và các dự án trọng điểm quốc gia đang được triển khai.
Tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến việc áp dụng các công nghệ mới, vật liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết trong các hội nghị quốc tế.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đánh giá cao những kết quả tích cực trong việc ứng dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh (GFRP) tại Việt Nam, đặc biệt là trong các công trình ven biển, hải đảo và hạ tầng kỹ thuật.
Đồng thời mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát triển và ứng dụng GFRP, cũng như khả năng hợp tác với Tập đoàn KCMT để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam và cụ thể là tại Đồng Nai.
Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm, Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước vào năm 2030. Kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai có dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD). Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác trong năm 2026 kỳ vọng sẽ tạo ra động lực lớn đối với quá trình phát triển của tỉnh. |
-
Chuyển động mới tại tổ hợp thép xanh gần 100.000 tỷ của Tập đoàn Xuân Thiện tại Nam Định
Tổ hợp dự án thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện có tổng mức đầu tư gần 100.000 tỷ đồng, sử dụng hơn 425ha đất tại các xã Nghĩa Hải, Nam Điền, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
-
Đón Tết, mừng Xuân trên công trường các dự án giao thông trọng điểm
Những ngày Tết Ất Tỵ, trong khi các gia đình đang sum vầy bên mâm cơm cuối năm thì các công nhân ngành giao thông vẫn đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, bám trụ công trường tiếp tục miệt mài thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án theo đúng chỉ ...
-
Cao tốc Bến Lức – Long Thành chốt thời hạn hoàn thành
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Văn Phú - Invest rút vốn khỏi dự án 8.500 tỷ ở Nhơn Trạch?
HĐQT CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (mã: VPI) ngày 14/1/2025 thông qua việc sẽ bán toàn bộ hơn 18,7 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn tại CTCP Đầu tư Phong Phú, qua đó chính thức không còn là cổ đông của công ty này....