Bộ Công Thương cho biết, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) mới đây đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim nhập khẩu vào Ấn Độ.
Vụ việc được khởi xướng trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Hiệp hội Thép Ấn Độ đại diện cho nhiều doanh nghiệp thép lớn của Ấn Độ như Arcelor Mittal Nippon Steel, AMNS Khopoli, Jindal Steel and Power, Steel Authority of India…
Ấn Độ khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam
Theo đó, sản phẩm bị điều tra là thép hợp kim hoặc không hợp kim cán phẳng thuộc mã HS: 7208, 7209, 7210, 7211, 7225, 7226.
Phạm vi sản phẩm bị điều tra bao gồm các sản phẩm thép cán nóng, thép cán nguội, thép phủ kim loại chống ăn mòn (bao gồm thôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ hợp kim kẽm - magie) và thép phủ màu.
Các sản phẩm thép được loại trừ khỏi phạm vi điều tra gồm thép điện định hướng hạt cán nguội, thép cuộn/tấm không định hướng hạt cán nguội, thép mạ điện, thép lá mạ thiếc, thép không gỉ.
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ với khối lượng gia tăng nhanh, mạnh và đột biến, là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Ấn Độ.
Ngoài ra, nguyên đơn đã chỉ ra yếu tố diễn tiến không lường trước được gây ra sự gia tăng nhập khẩu đột biến bao gồm: Sau khi Mỹ áp thuế 25% thuế thép theo Mục 232, Đạo luật Mở rộng thương mại, nhiều quốc gia đã áp dụng liên tiếp các biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu.
Sự dư thừa công suất sản xuất thép đáng kể ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Chính sách nội địa của Trung Quốc chuyển sản xuất thép dài sang thép cán phẳng để xuất khẩu; Đầu tư sản xuất thép của Trung Quốc sang các nước ASEAN; Các nghĩa vụ của Ấn Độ thực thi theo GATT 1994 và các hiệp định khác
Được biết, thời kỳ điều tra từ 1/10/2023 - 30/9/2024. DGTR cho biết sẽ điều tra số liệu từ 1/4/2021-31/3/2022; 1/4/2022-31/3/2023; 01/4/2023-31/3/2024 và thời kỳ điều tra. Nguyên đơn đề nghị DGTR áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do có tồn tại tình trạng khẩn cấp và áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian 4 năm.
Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra cần nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng, đơn kiện bản công khai, gửi ý kiến bình luận về vụ việc (nếu có), gửi bản trả lời bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất, xuất khẩu theo đúng thể thức và định dạng quy định về cơ quan điều tra Ấn Độ. Đồng thời hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra để tránh bị kết luận không hợp tác.
Ấn Độ vào năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm 2024, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với hơn 1,45 tỷ dân. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 1,42 tỷ người, vượt xa quốc gia xếp hạng thứ 3 là Mỹ với hơn 345 triệu người. |
-
Là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục năm 2025
Lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép của Trung Quốc có thể tăng từ 10 - 40 triệu tấn, đạt mức tối đa 1,27 tỷ tấn trong năm 2025, cao hơn con số kỷ lục dự kiến vào năm 2024.
-
Vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc có diễn biến mới, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....