Ông Nguyễn Cảnh Thịnh, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân, công ty Chứng khoán TP HCM cho rằng việc hạ bậc tín nhiệm hay giảm lợi nhuận của ngân hàng sẽ chỉ ảnh hưởng tới chứng khoán trong trung và dài hạn.> Blue-chip ngân hàng gặp 'tin xấu' liên hoàn
- Trong những ngày gần đây, các ngân hàng phải liên tiếp nhận nhiều tin xấu: Vietcombank, ACB bị Fitch hạ bậc tín nhiệm trong khi lợi nhuận của 6 tháng của Sacombank giảm 400 tỷ đồng trong báo cáo sau soát xét… Ông đánh giá như thế nào về những sự kiện này?

- Việc một số nhà băng lớn tại Việt Nam bị Fitch hạ bậc đánh giá tín nhiệm cũng như báo cáo kết quả kinh doanh của Sacombank giảm 403 tỷ do những vấn đề liên quan đến tỷ giá và vàng đã phản ánh phần nào những khó khăn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực trong suốt thời gian vừa qua, từng bước bắt kịp các tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Bằng chứng cụ thể là hoạt động ngân hàng đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mỗi thay đổi về mặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước đều có những ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế cả nước nói chung cũng như lĩnh vực chứng khoán nói riêng.


Tin xấu ngân hàng ít chi phối thị trường'

Chúng ta đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh âm thầm giữa các ngân hàng nhằm thay đổi hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn. Mặc dù còn có những khó khăn nhưng hầu hết các ngân hàng đều đưa ra một bức tranh kinh doanh khả quan cho năm 2010 với mức lợi nhuận đạt hoặc vượt kế hoạch đầu năm đề ra. Đây là một tín hiệu rất tốt cho một nền kinh tế vừa trải qua khủng hoảng và đang hồi phục.

- Vậy ông đánh giá như thế nào về tác động của những thông tin nói trên tới thị trường chứng khoán, nơi mà tất cả các ngân hàng có liên quan nêu trên đều là thành viên niêm yết?

- Trong ngắn hạn, tôi cho rằng ảnh hưởng của các thông tin này là không lớn, bởi những lo lắng của nhà đầu tư (gồm cả những thông tin không tích cực về kinh tế nói chung cũng như từ hệ thống ngân hàng nói riêng) đã được phản ánh qua đợt suy giảm vừa rồi với đáy được xác lập là 423 điểm. Bằng chứng là sau khi Fitch hạ bậc tín nhiệm đối với Vietcombank và ACB, thị trường vẫn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, về trung hạn, việc hạ bậc tín nhiệm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt trong việc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài cũng như tìm kiếm cổ đông chiến lược. Ở quy mô lớn hơn, các tổ chức nước ngoài sẽ có cái nhìn nhiều quan ngại đối với thị trường tài chính Việt Nam. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền đi vào thị trường trong thời gian tới.

- Riêng với nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông nhận định như thế nào về xu hướng của các cổ phiếu này trong thời gian tới?

- Nhóm cổ phiếu ngân hàng gần như đi ngang trong hơn một năm qua. Một số cổ phiếu hiện nay có mức P/E rất hấp dẫn vì đã suy giảm khá nhiều so với thời điểm đầu năm. Bên cạnh đó, với khối lượng niêm yết ngày càng tăng, tỷ trọng nhóm cổ phiếu ngân hàng trong rổ Index không còn quá lớn như lúc trước.

Mặt khác, nhóm cổ phiếu này nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang trong thời gian tới nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đà phục hồi của thị trường.

- Vậy trong điều kiện thị trường vừa manh nha phục hồi, nhưng lại phải nhận nhiều thông tin thử thách như hiện nay, nhà đầu tư nên lựa chọn chiến lược như thế nào để không bỏ lỡ cơ hội, nhưng vẫn hạn chế được tối đa rủi ro?

- Sau những phiên tăng điểm gần đây, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong danh mục của mình, chờ những đợt điều chỉnh sắp tới, sau đó nhập lại những mã này để hiện thực hóa lợi nhuận.

Tốt nhất là nhà đầu tư nên xác định VÙNG BÁN và VÙNG MUA cổ phiếu, ví dụ: Index trên 48x, nhà đầu tư bắt đầu bán dần, nhưng thị trường giảm dưới 45x, nhà đâu tư có thể bắt đầu giải ngân từ từ. Đối với nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy, tỷ lệ hợp lý trong giai đoạn này là 50% và chỉ sử dụng khi thị trường đi lên.

Cafeland.vn - Theo VnExpress
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland