Bộ Xây dựng vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ - CP ban hành ngày 7- 6-2005 về các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS). Tuy còn nhiều vấn đề đáng bàn, song dự thảo được xem là tín hiệu tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước, hướng đến một thị trường BĐS minh bạch trong tương lai…
Xác định đúng các dấu hiệu đáng ngờ để ngăn chặn
Sau một thời gian dài buông lỏng quản lý, có thể nói thị trường BĐS của Việt Nam đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Hậu quả là giá BĐS liên tục leo thang, vượt xa so với giá trị thực, đưa giá BĐS của Việt Nam vào top những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Đây là một nghịch lý đáng buồn, trong bối cảnh thu nhập bình quân của người dân còn thấp, nhu cầu về chỗ ở rất thiếu thốn. Khi giá BĐS trở nên quá chênh lệch so với thu nhập của đa số người dân, đối tượng thao túng thị trường BĐS không ai khác là một bộ phận những người có tiền, trong đó không ngoại trừ cả những đối tượng làm ăn phi pháp. Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về chống rửa tiền ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có BĐS, nên việc quy định chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh BĐS là vô cùng cần thiết. Tôi hoàn toàn đồng tình với 10 dấu hiệu giao dịch BĐS đáng ngờ được Bộ Xây dựng chỉ ra trong dự thảo. Bởi lẽ, chỉ khi xác định đúng các dấu hiệu đáng ngờ, chúng ta mới có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Tuy nhiên, có một điểm khiến tôi băn khoăn, đó là quy định giao dịch BĐS bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên (hoặc bằng vàng, bằng ngoại tệ có giá trị tương đương) cũng được dự thảo đưa vào diện "giao dịch đáng ngờ về rửa tiền", phải được báo cáo. Trên thực tế, tại thời điểm hiện nay, số tiền 200 triệu đồng được quy định trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2005 đến nay đã trở nên lạc hậu. Hầu hết các giao dịch BĐS hiện đều có giá trị vượt xa mức tiền này. Do đó, nếu không sửa đổi kịp thời cho phù hợp tình hình thực tế, đưa tất cả các giao dịch BĐS có giá trị từ trên 200 triệu đồng trở lên vào diện "giao dịch đáng ngờ", chắc chắn cả cơ quan báo cáo và lực lượng quản lý dù có "ba đầu, sáu tay" cũng không làm hết việc. Chưa kể, đây sẽ là cơ hội để các VP công chứng "bắt tay" với người mua - bán hạ thấp giá trị giao dịch, gây thất thu thuế. Theo tôi, cơ quan chức năng nên dựa vào các dấu hiệu để xác định giao dịch BĐS có đáng ngờ hay không, chứ không nên căn cứ vào giá trị của giao dịch đó.
Ông Trần Trí Dũng, Phó Giám đốc Công ty Lâm Đại Hải (Đức Giang- Long Biên):
Bố trí lực lượng, xử lý kịp thời vụ việc
Những năm gần đây, nhiều nhóm tội phạm quốc tế đã chọn Việt Nam là đích đến cho các hoạt động rửa tiền. Sở dĩ Việt Nam dễ bị tội phạm này "nhòm ngó" vì nền kinh tế của ta sử dụng nhiều tiền mặt, hoạt động thương mại, đầu tư ngày càng trở nên sôi động. Hình thức rửa tiền quen thuộc của giới trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng, buôn bán hàng giả, đầu cơ… là gửi vào ngân hàng, đầu tư dự án và kinh doanh BĐS. Một trong những dấu hiệu cảnh báo được dự thảo nêu ra, đó là "thông tin về cùng một khách hàng được khai báo khác nhau trong các lần giao dịch khác nhau". Tuy nhiên, để phát hiện ra những dấu hiệu rửa tiền không đơn giản. Thực tế đã có nhiều trường hợp một mảnh đất nhưng có nhiều Giấy chứng nhận QSDĐ khác nhau. Mỗi giấy chứng nhận đó lại được "cắm" vào một ngân hàng khác nhau để vay vốn. Hoặc cùng một nhà đầu cơ nhưng tại mỗi văn phòng công chứng lại mang một sơ yếu lý lịch, địa chỉ giao dịch khác nhau. Xảy ra điều đó là do hệ thống kết nối thông tin giữa các ngân hàng, giữa các văn phòng công chứng với nhau còn rất hạn chế. Dẫn đến việc các ngân hàng, các văn phòng công chứng khó có thể kiểm tra chéo thông tin của khách hàng. Ngoài ra, quy định các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng- NHNN Việt Nam, Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS - Bộ Xây dựng trong 48 giờ cũng chưa hợp lý. Muốn có được những thông tin kịp thời, các cơ quan trên phải giảm bớt những thủ tục hành chính phiền hà bằng cách công bố điện thoại Đường dây nóng, đồng thời bố trí lực lượng "phản ứng nhanh" để tiếp nhận và xử lý kịp thời khi xảy ra vụ việc.
Anh Nguyễn Việt Anh (phường Trung Liệt, quận Đống Đa):
Cần giám sát hoạt động của các tổ chức báo cáo
Theo dự thảo, các tổ chức báo cáo gồm: Các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý BĐS phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền nhằm phát hiện và hạn chế các tổ chức, cá nhân thông qua tổ chức báo cáo để thực hiện các hành vi rửa tiền. Trường hợp tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh BĐS có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt có thể từ 5 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn khi để xảy ra vi phạm... Tôi cho rằng, quy định trên là cần thiết, nhưng chưa đủ. Việc quy định rõ mức xử phạt đối với cơ quan báo cáo khi để xảy ra vi phạm sẽ giúp cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền ý thức rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ và tầm quan trọng trong công việc. Song, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp tổ chức báo cáo "bắt tay" với người kinh doanh BĐS để làm sai lệch hồ sơ, cụ thể như: tăng diện tích đất trong "sổ đỏ" cao hơn đất trên thực tế, khai man giá trị hợp đồng mua - bán để trốn thuế chuyển nhượng BĐS… Vì vậy, nếu chỉ dựa vào sự tự giác của các cơ quan báo cáo là không đủ. Bên cạnh việc tuyên truyền, khuyến khích để mỗi tổ chức, cá nhân ý thức rõ được vai trò, trách nhiệm và nhiệt tình tham gia hoạt động phòng, chống rửa tiền, nhà nước cần phải hiện đại hóa hệ thống quản lý trên nền tảng công nghệ thông tin. Đặc biệt, cần xây dựng lực lượng quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan báo cáo, phát hiện kịp thời những sai sót (nếu có) để thị trường này nhanh chóng được lành mạnh hóa.
Theo Bảo Nga (Hà Nội mới)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Khu Vip Bàu Cát , Hẻm Xe Tải DT 75 x5 Tầng Tặng Hết Nội Thất Xịn 10,5 Tỷ
10 tỷ 500 triệu- 76m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938979***
VIP
Nhà gần chợ Bình An, làng đại học Quốc gia HCM, đường ô tô thông, 1074 Dĩ An
3 tỷ 300 triệu- 60m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN GẤP 10X40=400M2 ĐẤT GẦN KCN SHR GIÁ 195 TRIỆU BAO MỌI PHÍ SANG TÊN
195 triệu- 400m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0938889***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
37 tỷ 500 triệu- 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
VIP
Giỏ hàng Diamond - Celadon City mua trực tiếp từ CĐT chiết khấu 17%, nhà mới
6 tỷ 100 triệu- 96m2
Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0908567***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: thị trường bất động sản