Tín chỉ carbon dần trở thành 1 loại tiền tệ
Tại diễn đàn Netzero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới, bà Betty Palard - CEO công ty ESGs & Climate Consulting đã chia sẻ: Khi nhìn vào bức tranh toàn cầu, tôi nhận thấy rõ rằng, tín chỉ carbon đang dần trở thành một loại tiền tệ, một sản phẩm tài chính phái sinh đặc thù, giao thoa giữa 4 lĩnh vực tưởng chừng như ít khi gặp nhau. Đó là thiên nhiên, tài chính, tài sản quốc gia (đất đai) và chuyên môn, kiến thức, dữ liệu. Sự giao thoa này tạo ra một thị trường vừa đặc biệt vừa nhiều thách thức.
Tín chỉ carbon dần trở thành 1 loại tiền tệ.
Đánh giá về những lợi thế của Việt Nam, bà Betty Palard nhận định nhận định, cuộc chơi về tín chỉ carbon là của Việt Nam. Trước hết, Việt Nam có một lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này. Người Việt giỏi toán học - một yếu tố then chốt trong việc đo lường và xác minh tín chỉ carbon.
Bên cạnh đó, với đặc thù sống gần gũi với thiên nhiên từ lâu đã tạo nền tảng kiến thức tự nhiên cho người Việt mà nhiều quốc gia khác có thể phải nỗ lực hơn mới có được.
Ở góc nhìn khác xét về tính đặc thù, bà Betty Palard cho rằng, là quốc gia nông nghiệp với 92% nền tảng kinh tế đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng nghĩa với việc kịch bản phát triển thị trường carbon tại Việt Nam sẽ khác biệt so với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, điều quan trọng được nữ CEO nhấn mạnh là không có việc "mua bán" tín chỉ carbon theo nghĩa thông thường. Thay vào đó là quan điểm cùng nhau đầu tư vào những dự án có khả năng phát sinh tín chỉ carbon, giống như một trái phiếu vậy. Quá trình đồng hành đầu tư phát triển các dự án có thể có 2 khả năng: tránh phát thải carbon thông qua nỗ lực bổ sung (tính bổ sung là yếu tố then chốt để tạo ra tín chỉ carbon) hoặc hấp thụ, lưu trữ carbon tại nơi tín chỉ này vốn thuộc về, tức là dưới đất.
Hiện có 3 loại tín chỉ carbon trên thị trường là tín chỉ carbon trắng, tín chỉ carbon xanh lá cây và tín chỉ carbon xanh dương.
Bà Betty Palard phân tích, tín chỉ carbon trắng xuất phát từ khả năng sáng tạo của con người thông qua các công nghệ tiên tiến để hút trực tiếp carbon từ khí quyển và lưu trữ trong nội thất hoặc các hình thức bền vững khác. Loại tín chỉ này dành cho những cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghệ cao.
Tín chỉ carbon xanh lá cây tương tự nhưng thay cho máy móc là cây xanh và carbon này được lưu trữ lâu dài dưới đất. Khả năng lưu trữ càng cao, tín chỉ carbon càng có giá trị.
Theo bà Betty Palard, Việt Nam nên tập trung vào tín chỉ carbon này thông qua việc bảo tồn rừng, trồng cây và thực hiện các nỗ lực để tăng khả năng hấp thụ carbon của cây xanh và rừng.
Cuối cùng là tín chỉ carbon xanh dương, xuất phát từ khả năng hấp thụ carbon mạnh mẽ của nước. Tuy nhiên, hạn chế là đo lường lượng carbon được hấp thụ trong môi trường nước còn nhiều thách thức.
Không ít khó khăn phía trước
Theo chuyên gia, tiềm năng phát triển thị trường carbon tại Việt Nam là rất lớn, nhưng hiện trong giai đoạn định hình nền móng với hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy. Cách thiết lập các cơ chế phân bố hạn ngạch, tiêu chí lựa chọn ngành bắt buộc tham gia, điều kiện xác định tín chỉ hợp lệ vẫn cần được làm rõ.
Đồng thời, tính khả thi trong kết nối thị trường carbon Việt Nam với quốc tế phụ thuộc vào chất lượng tín chỉ và độ tin cậy của hệ thống MRV (Công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính).
Tiềm năng phát triển thị trường carbon tại Việt Nam là rất lớn, nhưng hiện trong giai đoạn định hình nền móng với hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy.
Tuy nhiên, hệ thống MRV hiện chưa có quy trình đồng nhất về đo đạc, báo cáo, thẩm định khí nhà kính trên toàn quốc. Việt Nam còn thiếu công cụ số hóa gây khó khăn cho quản lý tín chỉ và hạn ngạch phát thải, đặc biệt khi số lượng giao dịch tăng cao.
TS Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những hạn chế lớn hiện nay bao gồm: thiếu năng lực đo lường - báo cáo - thẩm định (MRV), nền tảng kỹ thuật còn yếu, thiếu liên kết thể chế và nhận thức hạn chế từ phía doanh nghiệp.
TS Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - cho rằng, bên cạnh khung pháp lý, Việt Nam cần khẩn trương ban hành các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết, củng cố năng lực quản lý - giám sát ở cấp địa phương, tổ chức các chương trình đào tạo chuyên môn cho doanh nghiệp và cán bộ thực thi.
Đặc biệt, cần xây dựng mô hình sàn giao dịch carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả.
“Nếu biết cách tận dụng các cơ hội từ thị trường carbon, kết nối giữa thị trường tự nguyện và thị trường tuân thủ, cũng như giữa thị trường nội địa và quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris, thì cơ hội tài chính cho doanh nghiệp Việt có thể tăng gấp 20-30 lần so với giá bán tín chỉ thông thường”, ông Thọ nhấn mạnh.
Liên quan giao dịch tín chỉ carbon, TS Nguyễn Tuấn Quang đặc biệt lưu ý 2 vấn đề.
Một là, mỗi loại tín chỉ carbon phải được tạo ra theo tiêu chuẩn và phương pháp tính toán cụ thể, thường được gọi là phương pháp tạo tín chỉ carbon; đảm bảo minh bạch và tuân thủ đúng quy định.
Hai là, việc giao dịch các tín chỉ carbon bắt buộc phải có sự quản lý, điều tiết thống nhất của Nhà nước. Điều này giúp hạn chế việc tín chỉ bị bán ra nước ngoài không kiểm soát kiểm soát làm cho cam kết quốc gia về giảm phát thải sẽ không đạt được, trong khi thị trường trong nước cũng bị thiếu hụt nguồn cung tín chỉ cho các ngành đang cần thực hiện nghĩa vụ phát thải.
-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
Thủ tướng vừa chỉ đạo gì đối với thị trường tín chỉ carbon?
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Thu về 1.200 tỷ từ bán tín chỉ carbon, hơn 70.500 người trồng rừng được hưởng lợi
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) khi bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.








-
Dự án Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Yên đủ điều kiện sẵn sàng đóng điện
Hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) vừa họp thống nhất dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối đủ điều kiện đóng điện giai đoạn 1....
-
Chọn mô hình tăng trưởng mới: Khởi đầu cho tầm nhìn 2045
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng không đơn thuần là thay đổi công thức phát triển. Đây là tiến trình phức hợp, tác động đến cấu trúc thể chế, phân bổ nguồn lực, năng lực đổi mới sáng tạo và chất lượng nguồn nhân lực - những yếu tố quyết định khả năng b...
-
Chậm chuyển đổi xanh, doanh nghiệp logistics Việt nguy cơ bị loại khỏi sân chơi
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.