Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) dẫn số liệu thống kê từ Báo cáo ngành Xi măng cho biết, trong tháng 11/2022 toàn ngành sản xuất hơn 6,33 triệu tấn, tương đương so với tháng 10. Tiêu thụ xi măng giai đoạn này đạt 7,79 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với tháng trước nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 11 chững lại, xuất khẩu ghi nhận tăng mạnh
Thời điểm hiện tại, thị trường ghi nhận nhu cầu xi măng trong nước bắt đầu có xu hướng chững lại do các công trình xây dựng, dự án đã đẩy mạnh việc mua vật liệu xây dựng vào tháng trước. Mặt khác, sức mua của thị trường có phần suy giảm do dòng tiền bị hạn chế, kinh tế khu vực dân cư gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 11 giảm 2% so với tháng 10, đạt 5,26 triệu tấn. Tính đến hết tháng 11, sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước 57,2 triệu tấn.
Lũy kế 11 tháng, tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước ước đạt 57,19 triệu tấn. Xuất khẩu xi măng và clinker tháng 11 vẫn giữ đà tăng hơn 19% so với tháng trước, đạt 2,51 triệu tấn. 11 tháng xuất khẩu xi măng và clinker ước đạt 28,87 triệu tấn.
Tại thị trường xuất khẩu xi măng và clinker, trong tháng 11 đạt hơn 2,51 triệu tấn, tăng 19% so với tháng trước. Tổng lượng xuất khẩu xi măng và clinker lũy kế 11 tháng đạt 28,87 triệu tấn.
Trong tháng 11, các thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Malaysia… được cải thiện đáng kể. Riêng Philipines giảm mạnh do vấn đề áp thuế phòng vệ đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trong tháng 11 đạt 106,4 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10 và giảm 47% so với cùng kỳ 2021.
Cụ thể, theo kết quả của buổi làm việc của VNCA với phía Philippines, có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Bên cạnh đó, có tới 11 doanh nghiệp khác bị áp thuế chống bán phá giá với các mức thuế từ 4-28% giá xuất khẩu đối với xi măng Portland và từ 3-55% đối với xi măng hỗn hợp.
Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, trong tháng 11, hầu như không có điều chỉnh giá bán chính thức nhưng để thúc đẩy bán hàng, nhiều đơn vị vẫn tiếp tục có chính sách khuyến mại, chiết khấu thương mại. Các nhà máy phải có cơ chế ưu đãi riêng, hỗ trợ ngầm cho các nhà phân phối để xả tồn kho, duy trì sản xuất.
Sang năm 2023, mảng tiêu thụ xi măng nội địa dự báo vẫn còn nhiều khó khăn do xây dựng dân dụng phục hồi chậm, lạm phát có xu hướng tăng cao.
Trong khi đó, động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu xi măng tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng trong năm 2023.
-
Trung Quốc mở cửa kinh tế, ngành thép và xi măng có được hưởng lợi?
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc nước này mở cửa trở lại sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Thép và xi măng là hai trong số những ngành được hưởng lợi từ động thái này.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.