Đó là dự đoán của chủ tịch Hiệp hội quản lý bán lẻ Hồng Kông, Annie Yau Tse. Ông cũng cho rằng việc giảm tiền thuê nhà hay mặt bằng kinh doanh là không đủ với áp lực mà các cửa hàng bán lẻ phải chịu.
Hầu hết các chủ nhà hoặc chủ đầu tư chỉ sẵn sàng giảm từ 10-20%, thay vì mức 50% như kỳ vọng của các nhà bán lẻ. Hiện tại, theo ước tính của Hiệp hội, có khoảng 62.400 cửa hàng bán lẻ trong thành phố.
“Nếu đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, chúng tôi sẽ xem xét đóng cửa hoặc chuyển các cửa hàng”, một chủ cửa hàng bán lẻ tại Hồng Kông cho biết. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế của Hồng Kông, nơi được coi là một trong những trung tâm mua sắm hàng đầu châu Á.
Tình hình chính trị bất ổn và đại dịch Covid-19 đã khiến khách từ Trung Quốc, nguồn khách nước ngoài chính tại Hồng Kông, sụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí, ngay cả những người dân địa phương cũng lo ngại việc phải đi đến các cửa hàng bán lẻ hay siêu thị để mua đồ.
Doanh số bán lẻ trong tháng 2 và tháng 3 tại Hồng Kông đều ghi nhận mức giảm kỷ lục, lần lượt là 44% và 43%. Cục thống kê của nước này cho biết đây là những con số tồi tệ nhất trong vòng bốn thập kỷ trở lại đây
“Chúng tôi đang trải qua giai đoạn vật lộn để tồn tại”, Brian Hui, chủ một cửa hàng bán quần áo tại Vượng Giác cho biết. Các trung tâm mua sắm mới, nơi tập trung nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng gần như trống trơn mặc dù nằm ở vị trí thuận lợi trên đường Nathan, một trong những dãy phố sầm uất nhất của Hồng Kông.
Các cửa hàng đa số đều đã cho nhân viên nghỉ phép không lương. Họ cũng yêu cầu các chủ đầu tư giảm tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, mức giảm là quá ít so với những chi phí mà họ phải bỏ ra để vận hành cửa hàng.
“Sẽ thật tốt nếu được giảm nhiều tiền thuê cửa hàng và mặt bằng kinh doanh hơn. Nhưng điều này sẽ rất khó xảy ra”, ông Hui cho biết.
Việc nhiều chủ đầu tư miễn cưỡng với các mức giảm có thể đến từ tiềm lực của họ. “Hồng Kông không giống như những nơi khác”, Patrick Wong, một nhà phân tích bất động sản của Bloomberg Intelligence cho biết. “Nơi đây chỉ có một vài chủ đầu tư lớn. Vì vậy, họ nắm nhiều lợi thế. Các chủ cửa hàng bán lẻ khó có thể đứng lên và đòi hỏi quyền lợi”.
Hiệp hội quản lý bán lẻ Hồng Kông mới đây đã đại diện cho hơn 8.000 các đại lý và cửa hàng trên toàn quốc đề nghị các chủ đầu tư cũng như các quan chức chính phủ đưa ra các gói hỗ trợ trong thời điểm khó khăn hiện tại.
Quỹ tín thác đầu tư bất động sản Link Reit cho biết họ đã đề nghị được giảm tiền thuê nhà, cấp thời gian miễn tiền thuê và cho phép một số nhà bán lẻ thanh toán bằng cách trả góp. Đây là những phương pháp tối ưu để giảm bớt thiệt hại mà các nhà bán lẻ phải chịu.
Một số chủ đầu tư lớn như Sun Hung Kai hay New World đã đưa ra một số biện pháp để giúp các cửa hàng bán lẻ có thể giảm tải gánh nặng chi phí. Chinachem Group, một chủ đầu tư khác lại giảm giá từ 20-50% cho phần lớn người thuê mặt bằng của họ.
Ở Hồng Kông, tiền thuê nhà hay mặt bằng kinh doanh là một khoản chi phí rất lớn. Theo dữ liệu từ Cushman & Wakefield, khu vực Vịnh Causeway của Hồng Kông là nơi có giá thuê cửa hàng đắt nhất thế giới, thậm chí nhiều hơn cả Đại lộ 5 tại New York và Phố Bond tại London.
Bà Annie Yau Tse cho biết một số chủ đầu tư hoặc chủ nhà đưa ra các giải pháp theo từng tháng. Điều này gây không ít khó khăn với những người đi thuê. “Việc giảm tiền thuê nhà của họ rất vô lý, không đủ để chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này”, bà Yau Tse cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra các đề nghị với hy vọng họ sẽ có những chính sách tốt hơn để giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn hiện nay”.
-
Nhà đầu tư Trung Quốc biến mất khỏi bất động sản Hong Kong
CafeLand- Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới đã mất đi nguồn đầu tư quan trọng nhất khi nhiều người mua Trung Quốc đang tránh xa bất động sản ở Hong Kong khi đại dịch Covid-19 che mờ triển vọng kinh tế và khiến các nhà đầu tư không đi du lịch đến thành phố này.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...