Báo cáo mà J.P. Morgan và Oliver Wyman công bố hôm thứ Tư nhấn mạnh tiềm năng tích cực của các CBDC, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn đang cân nhắc về tính khả thi của chúng.
Hiện tại, các ngân hàng trung ương dựa vào ngân hàng thương mại và các trung gian khác để xử lý chuyển tiền quốc tế. Điều này dẫn đến phí giao dịch cao và thường tốn thời gian vì các ngân hàng giao dịch theo các múi giờ khác nhau.
Một trong những bên hưởng lợi lớn nhất từ mạng lưới CBDC xuyên biên giới có thể là các nước ASEAN, nơi có đến 10 loại tiền tệ khác nhau và doanh nghiệp phải trả chi phí giao dịch cao. Báo cáo nói trên cho biết ASEAN chiếm 7% thương mại toàn cầu và "là nơi đặt trụ sở của hàng nghìn [các công ty đa quốc gia] châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ".
Để chuyển khoản tiền 100.000 baht Thái (2.950 USD) từ một công ty ở Thái Lan sang một công ty ở Indonesia, khoản tiền có thể phải đi qua 6 ngân hàng và chịu mức phí giao dịch là 40 USD, không bao gồm chi phí ngoại hối. Theo các tác giả của báo cáo, mạng lới CBDC sẽ tiết kiệm cho khách hàng tới 35 đô la trong số 40 đô la này.
Trên toàn cầu, báo cáo ước tính các công ty đang mất 120 tỷ đô la chi phí giao dịch mỗi năm cho 23,5 nghìn tỷ USD chuyển tiền xuyên biên giới.
Mạng lưới thanh toán sử dụng CBDC có thể khắc phục nhược điểm trên. Trung Quốc đang thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số và hy vọng sẽ bắt đầu phát hành chính thức trước Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng Hai năm tới. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bắt đầu thử nghiệm CBDC của riêng mình vào mùa xuân để phát hiện và điều chỉnh các sai sót về kỹ thuật nếu có.
Báo cáo cho biết việc thiết lập một "mạng lưới hành lang" tạo điều kiện cho các giao dịch dùng CBDC có thể loại bỏ một số bước tại các ngân hàng trung gian, chẳng hạn như phải chuyển đổi tiền tệ sang đô la Mỹ.
Ví dụ, một ngân hàng thương mại ở Thái Lan có thể trao đổi với ngân hàng trung ương để đổi đồng baht Thái Lan thành đồng tiền kỹ thuật số của quốc gia này, không phải thành đồng đô la, trước khi chuyển đổi sang phiên bản kỹ thuật số của đồng Rupiah Indonesia thông qua một ngân hàng thương mại cung cấp ngoại hối.
Mô hình này vốn dựa trên khái niệm được gọi là CBC đa tiền tệ (mCBDC), đang được thử nghiệm ở một số quốc gia. Các ngân hàng trung ương của Úc, Singapore, Malaysia và Nam Phi đang thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới bằng cách sử dụng các loại tiền tệ kỹc thuật số của các ngân hàng trung ương khác nhau. Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang tiến hành một số dự án riêng biệt. Các cuộc thử nghiệm song phương cũng đang được tổ chức.
Naveen Mallela, Giám đốc Toàn cầu của Hệ thống Coin tại Onyx, một công ty trực thuộc J.P. Morgan, cho biết châu Á có thể dẫn đầu trong việc thúc đẩy tương tác giữa các hệ thống CBDC trong khu vực.
Ông nói: “Châu Á gặp khó khăn đặc biệt do các loại tiền tệ khác nhau và các khoản thanh toán xuyên biên giới khác nhau. Vì vậy, rất có thể các mCBDC sẽ bắt đầu phát triển ở châu Á trước tiên."
Ông nói thêm rằng trở ngại trong việc thực hiện mCBDC đối với ASEAN - nơi các giao dịch xuyên biên giới chủ yếu dựa vào đồng đô la Mỹ do thiếu thanh khoản giữa các đồng nội tệ - có thể đặc biệt lớn.
Mallela cho biết sự phối hợp giữa các ngân hàng trung ương về các vấn đề liên quan đến quản trị, chẳng hạn như quản lý quyền truy cập vào mạng và giải quyết các tranh chấp giao dịch, cũng như về khuôn khổ pháp lý, là một thách thức nếu muốn thiết lập mCBDC.
Ông nói: “Khả năng tương tác giữa các CBDC là điều quan trọng nhất. Nếu không, thách thức tương tự sẽ quay trở lại, khi các thị trường riêng lẻ có cơ sở hạ tầng thanh toán bằng loại tiền tệ riêng và dựa vào ngân hàng thương mại để tiến hành các giao dịch xuyên biên giới”
-
Tương lai thuộc về tiền kỹ thuật số
Bahamas có ‘Sand Dollar’, Thụy Điển đang phát triển e-krona và Trung Quốc đang thí điểm e-NDT. Theo một chuyên gia hàng đầu về tiền tệ, tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CBDC) có thể tạo ra cuộc cách mạng đối với việc hoạch định chính sách kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).