Ảnh minh hoạ.
Tiền gửi của dân cư cuối tháng 7 tăng nhẹ 9.600 tỷ đồng so với tháng 6 lên gần 5,63 triệu tỷ đồng. Mức tăng này vẫn thấp hơn con số tăng trưởng tiền gửi của các tháng trước đó như tháng 6 (50.468 tỷ đồng), tháng 5 (36.889 tỷ đồng), tháng 4 (57.597 tỷ đồng)…
Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Nguồn: SBV
Trong khi đó, tiền gửi của nhóm khách hàng tổ chức kinh tế tăng mạnh thêm gần 105.000 tỷ đồng so với tháng trước, đạt 5,78 triệu tỷ đồng. Dù vậy, mức tăng này vẫn chưa bù lại được mức sụt giảm hơn 170 nghìn tỷ đồng của 2 tháng trước đó.
Dù có sự tăng trưởng nhưng tiền gửi của toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2022 vẫn còn thấp hơn so với mức đỉnh đạt được hồi cuối tháng 6 (hơn 11,46 triệu tỷ đồng).
Tính từ đầu năm đến nay, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475.000 tỷ đồng, tương đương tăng 4,33%. Trong đó, tiền gửi dân cư tăng 6,38%, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng 2,43%.
Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng tiền gửi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng.
Trong 9 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng tới 11,05%, đạt hơn 11,57 triệu tỷ đồng. Và trên thực tế, chênh lệch giữa số dư tiền gửi và dư nợ tín dụng đã chuyển sang trạng thái âm kể từ tháng 7, gây sức ép lên thanh khoản của nhiều nhà băng.
Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Nguồn: SBV
Có thể nhận thấy tăng trưởng tín dụng hiện cao gấp 2,6 lần tăng trưởng huy động vốn. Chênh lệch tín dụng - huy động tăng lên mức báo động gây ra áp lực thanh khoản cho nhiều ngân hàng.
Trước áp lực trên, nhiều ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất huy động trong thời gian qua. Đến hiện tại, nhiều ngân hàng đã tăng thêm 3-3,5%/năm cho các kỳ hạn dài, trong khi các kỳ hạn ngắn cũng đã tăng thêm khoảng 2%/năm. Lãi suất huy động hiện lên cao nhất gần 10%/năm.
-
Lãi suất tiết kiệm tăng lên gần 10%/năm
Trên thị trường, nhiều ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm tiệm cận mốc 10%/năm.
-
Mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm, vay Ngân hàng bằng VND, USD hiện nay
Ngày 20/10/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố diễn biến lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng tháng 9/2023.
-
Không phải lạm phát, “thủ phạm” khiến doanh nghiệp thép quay cuồng trong cơn bỉ cực là gì?
Việc lãi suất tăng mạnh trong năm 2022 đã trực tiếp khiến sản lượng thép giảm mạnh trong sản xuất và tiêu thụ, qua đó khiến thị trường thép vốn đã chịu nhiều áp lực lại càng thêm bất ổn.
-
Suýt mất trắng 1 tỉ đồng vì ham lãi cao hơn ngân hàng
Ra trường đi làm được bốn năm, Ánh Nguyệt may mắn lấy được người chồng thuộc gia đình khá giả nên đã có nhà và xe riêng. Tiền lương hai vợ chồng kiếm được chỉ để chi tiêu và tiết kiệm....