Tiền gửi của các doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng tiếp tục bứt phá trong tháng 4/2025, tăng thêm hơn 104.913 tỷ đồng chỉ sau một tháng
Tiền gửi của các doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng tiếp tục bứt phá trong tháng 4/2025, tăng thêm hơn 104.913 tỷ đồng chỉ sau một tháng. Đây là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận dòng tiền mạnh chảy vào khu vực ngân hàng từ khối doanh nghiệp, cho thấy xu hướng tích trữ thanh khoản đang tăng tốc trở lại.
Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 4, tiền gửi của doanh nghiệp đạt gần 7,63 triệu tỷ đồng, dù vẫn thấp hơn 0,55% so với cuối năm 2024, nhưng mức tăng so với tháng trước là rất đáng chú ý.
Ở chiều dân cư, dòng tiền cũng không kém cạnh. Tiền gửi của người dân đã đạt gần 7,54 triệu tỷ đồng, tăng thêm gần 67.650 tỷ đồng trong tháng 4 và tăng tới 6,69% so với đầu năm. Tổng tiền gửi của cả cá nhân và tổ chức trong hệ thống tổ chức tín dụng hiện đã lên sát mốc 15,2 triệu tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng 3.
Kỳ vọng phục hồi kinh tế lên cao
Mặc dù dòng tiền đổ mạnh vào hệ thống ngân hàng, lãi suất huy động vẫn duy trì xu hướng giảm. Theo cập nhật từ Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất tiền gửi VND bình quân của các ngân hàng thương mại hiện chỉ còn 3,2% - 4,0%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 4,5% - 5,5%/năm cho kỳ hạn 6 đến 12 tháng, và 6,9% - 7,1%/năm cho kỳ hạn trên 24 tháng.
Tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 4/2025 đạt hơn 18,7 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm. Đáng chú ý, tính đến ngày 26/6/2025, tổng phương tiện thanh toán đã tăng tới 7,09%, vượt xa mức tăng 2,48% của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, huy động vốn tăng 6,11%, còn tín dụng tăng mạnh tới 8,3%, gần gấp đôi tốc độ cùng kỳ năm ngoái.
Lãi suất có thể tăng nhẹ vào cuối năm?
Theo dự báo trong báo cáo thị trường tiền tệ tháng 5 của Chứng khoán MBS, dù lãi suất huy động hiện nay đang giảm, mặt bằng lãi suất đầu vào có thể nhích dần vào cuối năm nếu đà phục hồi kinh tế tiếp tục vững chắc. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025 được cho là khả thi, thậm chí có thể vượt kỳ vọng nếu nền kinh tế tăng tốc mạnh hơn trong nửa cuối năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lớn được dự báo sẽ dao động trong khoảng 5,5% - 6% vào cuối năm, báo cáo của MBS nhận định.
-
Tiền gửi cá nhân vào ngân hàng tăng mạnh, vượt cả doanh nghiệp
Tháng 2 vừa qua, người dân tiếp tục rót mạnh tiền vào hệ thống ngân hàng, bất chấp bối cảnh lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, tổng lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 178.000 tỷ đồng so với cuối tháng 1, nâng mức tăng trong hai tháng đầu năm 2025 lên con số đáng chú ý: 301.000 tỷ đồng.
-
Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-
Loạt ngân hàng đồng loạt hạ lãi tiền gửi: Lãi suất đang đi vào xu hướng giảm?
Tính đến ngày 1/3/2025, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi, đặc biệt ở các kỳ hạn trung và dài hạn. Động thái này không chỉ phản ánh xu hướng chung của thị trường tài chính mà còn cho thấy những tác động từ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).








-
Thấy gì từ việc lãi suất liên ngân hàng tăng vọt?
Trong những ngày cuối tháng 6, lãi suất vay mượn qua đêm giữa các ngân hàng bất ngờ tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục “bơm” hàng chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống....
-
“Đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế
Tín dụng được coi là một trong những đòn bẩy chính cho mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% năm 2025.
-
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 40.000 tỷ đồng vào hệ thống, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh
Trong tuần giao dịch từ 23 đến 27/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng tổng cộng 39.858 tỷ đồng thông qua thị trường mở (OMO).