Cần 10 triệu m3 đất san lấp cho các dự án
Theo Quyết định 1918 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh, có 35 khu vực với diện tích 723,5 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 51,5 triệu m3 và Quyết định 3144 ngày 5/12/2019, gồm 3 vị trí với diện tích 60ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 4,5 triệu m3. Tổng cộng trữ lượng đất san lấp toàn tỉnh dự báo 56 triệu m3.
Hiện nay, đang có 14 giấy phép khai thác đất làm vât liệu san lấp với diện tích 83,37ha, tổng trữ lượng khai thác là 6,6 triệu m3, công suất khai thác là 710.000m3/năm và 10 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp được khai thác từ đất tầng phủ mỏ đá, khoáng sản phát sinh dôi dư từ dự án thi công công trình với tổng khối lượng là 349.374m3. Như vậy, khả năng cung cấp đất làm vật liệu san lấp hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 1 triệu m3/năm...
Nhiều dự án lớn đang triển khai tại Huế nên dự báo đất san lấp có nguy cơ thiếu
Theo tính toán nhu cầu dài hạn, trữ lượng khai thác đất làm vật liệu san lấp đảm bảo đủ cung. Tuy nhiên, theo phản ánh của các đơn vị thi công các gói công trình thuộc các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, của quốc gia, thực tế các mỏ đất san lấp được UBND tỉnh cấp phép trên địa bàn không thể đáp ứng đủ công suất, dẫn đến tình trạng trộm đất san lấp trong các điểm mỏ, khu vực cải tạo trang trại, gây ô nhiễm môi trường, nhà nước thất thu tài nguyên.
Dự báo thời gian đến, tổng nhu cầu các công trình dự kiến cần khoảng 10 triệu m3 đất san lấp. Riêng dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn cần khoảng 4 triệu m3 giai đoạn 2020 - 2021; dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Phú Bài khoảng 1 triệu m3 năm 2020. Đây là những dự án quan trọng của quốc gia, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Khu hành chính tập trung tỉnh (tại khu đô thị mới An Vân Dương) cần khoảng 300 nghìn m3 đất, hạ tầng 6 khu định cư còn lại trong tổng số 8 khu định cư ở phía Bắc Hương Sơ thuộc đề án di dời dân cư khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế rộng khoảng 10ha cũng cần thêm vài triệu m3 đất san lấp...
Sở TN&MT cho hay, nếu theo quy trình quy định pháp luật về khoáng sản, để đáp ứng kịp thời đất san lấp sẽ rất khó. Như trường hợp muốn lựa chọn hoặc đấu giá để cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng, hoàn chỉnh các thủ tục về môi trường, đất đai... để cấp phép khai thác theo đúng quy định pháp luật cần nhiều thời gian. Trong khi, nhiều dự án không thể chờ đợi và sẽ làm chậm tiến độ thời gian thi công.
Các mỏ đất san lấp ở Thừa Thiên Huế không thể đáp ứng đủ công suất
Gở nút thắt
Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp nhằm phục vụ dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn và nâng cấp nhà ga T2 Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài.
Mặt khác, sau khi xin ý kiến của Bộ TN&MT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất phương thức nâng công suất khai thác đất làm vật liệu san lấp các mỏ đã được cấp phép khai thác, kịp thời cung cấp, phục vụ các dự án đảm bảo tiến độ.
Để tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công các gói xây lắp công trình trọng điểm có nguồn nguyên liệu đất san lấp phục vụ thi công đảm bảo tiến độ dự án, tỉnh đã đề xuất Bộ TN&MT hướng dẫn giải quyết một số thủ tục trước nhu cầu cấp bách. Trong đó, đề xuất hướng dẫn thủ tục vừa cấp phép thăm dò, vừa khai thác đối với các khu vực khai thác đất san lấp cung cấp cho dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Nhiều phương án được đưa ra để tạo nguồn đất, phục vụ các dự án
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề xuất Bộ TN&MT xem xét hướng dẫn giải quyết thủ tục sử dụng đất dư thừa phát sinh không thể sử dụng trở lại cung cấp cho đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm phục vụ san lấp các công trình trọng điểm có vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh. Cụ thể như dùng để cung cấp cho dự án san lấp mặt bằng phục vụ di dời khu dân cư Thượng Thành giai đoạn 1, dự án Green City...
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - Sở TN&MT Thừa Thiên Huế cho rằng, theo các quyết định tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, trữ lượng đất san lấp có khả năng chủ động cung cấp. Hiện nay, tỉnh đang tổ chức lựa chọn cấp phép tại các vị trí đã được phê duyệt; đồng thời đang tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 10 vị trí trên địa bàn tỉnh. Với trữ lượng các khu vực lựa chọn và khu vực đấu giá, nguồn đất làm vật liệu san lấp sẽ đi vào ổn định.
“Trường hợp các dự án phát sinh mới có nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp thì chủ đầu tư dự án phải cung cấp thông tin trong giai đoạn nghiên cứu, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án về nhu cầu đất san lấp gửi UBND tỉnh, Sở TN&MT để có cơ sở phân bổ hoặc quy hoạch bổ sung”, ông Lân chia sẻ.
-
Thừa Thiên Huế thu hồi khu “đất vàng” bỏ hoang gần 10 năm
Khu “đất vàng” 73 Nguyễn Huệ (TP. Huế) đã bị bỏ hoang nhiều năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hủy quyết định trúng đấu giá khu đất này và Sở TN&MT cũng đã thu hồi giấy chứng nhận cấp cho doanh nghiệp về quyền sử dụng khu đất.
-
Quy hoạch mới Khu du lịch ven biển Vinh Mỹ gần 100 ha tại thành phố Huế
HĐND thành phố Huế vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch ven biển Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc.
-
Vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương này mời gọi loạt dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ
Chỉ trong thời gian ngắn, TP. Huế đang mời gọi nhà đầu tư tham gia hàng loạt dự án nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn.
-
Tin vui cho người lao động tại thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam
Ngày 14/1, tại thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế và Tập đoàn Changan Automobile (Trung Quốc) đã ký kết hợp tác và công bố kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô du lịch 5-7 chỗ ngồi....