UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây đã có quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Theo đó, trong vòng gần 10 năm tới, Thừa Thiên Huế sẽ đảm bảo giữ ổn định trong lĩnh vực sản xuất xi măng do công suất trên cả nước hiện nay đã vượt xa so với nhu cầu. Các nhà máy sản xuất xi măng tại tỉnh này hiện chỉ chạy khoảng 60% công suất thiết kế.
Thừa Thiên Huế không khuyến khích đầu tư mới, mở rộng các dây chuyền sản xuất xi măng giai đoạn 2021-2030
Cụ thể, giai đoạn 2021-2030, Thừa Thiên Huế không khuyến khích đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất xi măng. Duy trì hoạt động ổn định các nhà máy sản xuất xi măng hiện có trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sản lượng đạt 4,4 triệu tấn xi măng/năm.
Các dây chuyền có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng trung bình đạt mức 65%, phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 35%.
Đến hết năm 2025, các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên trên địa bàn tỉnh phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải.
Phải sử dụng tối thiểu 20% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker và làm phụ gia trong sản xuất xi măng đến năm 2025, còn số này đến năm 2030 là 30%. Sử dụng nhiên liệu thay thế lên đến 15% tổng nhiên liệu dùng để sản xuất clinker xi măng.
Giai đoạn 2031-2050, tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng trung bình đạt mức 60%, phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 40%.
Tất cả các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải sử dụng tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker. Sử dụng trên 30% tro bay, xỉ nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm phụ gia trong sản xuất xi măng.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, nguồn cung ngành xi măng năm 2023 có thể đạt hơn 120 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa chỉ ở mức 63-65,5 triệu tấn. Theo kế hoạch trong năm nay tiếp tục có thêm hai dây chuyền mới đi là Xi măng Xuân Thành 3 (công suất 4,5 triệu tấn/năm) và Xi măng Long Thành (công suất 2,3 triệu tấn/năm).
Tình trạng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà còn ở cả thị trường tiêu thụ nội địa.
-
Thừa Thiên Huế thanh tra việc cấp phép, khai thác các mỏ đất làm vật liệu san lấp
Thừa Thiên Huế sẽ tiến hành thanh tra việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022.
-
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023, trong đó nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành loạt quy hoạch, đề án quan trọng








-
Lãnh đạo Vicem Hà Tiên nói về ảnh hưởng chính sách thuế quan của Mỹ
Đề cập đến tác động từ thuế quan của Mỹ, Chủ tịch Vicem Hà Tiên Đinh Quang Dũng cho biết các biến động thuế quan có ảnh hưởng đến công ty nhưng không lớn, bởi thị trường xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kế hoạch tiêu thụ....
-
Vay hơn 7.300 tỷ, chủ nợ lớn nhất của Xi măng Công Thanh là ai?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là 7.320 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng nào đang âm vốn chủ sở hữu hơn 8.400 tỷ đồng?
Xi măng Công Thanh ghi nhận lỗ lũy kế của đã vượt vốn chủ sở hữu là 8.472 tỷ đồng.