Thị trường văn phòng cho thuê tại châu Á có thể gặp phải sự cạnh tranh từ một mô hình giao dịch mới, trong đó người thuê sẽ trả phí thành viên thay vì tiền thuê nhà, theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của JLL.
Lâu nay, các công ty thuê văn phòng phải trả một khoản chi phí cố định dựa trên diện tích sử dụng và thời hạn thuê. Nay thị trường vừa xuất hiện một mô hình mới, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân linh hoạt trong việc thanh toán theo các cấp khác nhau.
Phí thành viên hàng tháng được tính dựa trên kinh nghiệm làm việc và thông số kỹ thuật của mỗi nhân viên. Họ không chỉ có thể tận hưởng không gian làm việc, phòng họp và các tiện nghi khác mà còn có quyền sử dụng các tiện ích chung, chẳng hạn như không gian ăn uống, bán lẻ và khu chăm sóc sức khỏe.
“Ngày càng nhiều tập đoàn ở Trung Quốc và Hong Kong áp dụng mô hình làm việc linh hoạt. Người thuê đang tìm kiếm các cách hiệu quả hơn về chi phí và năng suất để sử dụng không gian”, Gavin Morgan, Giám đốc điều hành của JLL tại Trung Quốc và Hong Kong, cho biết.
Theo ông Morgan, với mô hình kinh doanh này, chủ nhà cho thuê có thể dễ dàng cung cấp dịch vụ, tài sản phù hợp với nhu cầu của người cho thuê. “Điều này cho thấy mô hình cho thuê mới sẽ trở nên linh hoạt hơn, giúp chủ nhà tăng nguồn doanh thu, đồng thời người thuê nhà được đáp ứng các dịch vụ cao cấp”, ông Morgan nhận định.
Số liệu nghiên cứu của JLL cho thấy diện tích văn phòng hạng A còn trống tại bốn thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến vào khoảng 7,8 triệu m2 trong quý 3-2020. Dự kiến sẽ có khoảng 13 triệu m2 văn phòng cho thuê sẽ hoàn thành từ năm 2021 đến năm 2023. Tỷ lệ trống văn phòng hạng A của Hong Kong đã tăng lên 8,6% vào cuối tháng 10 từ mức 4,4% vào tháng 1 năm 2019.
"Tỷ lệ trống tại các tòa nhà ngày càng tăng đang gây áp lực lên các chủ sở hữu tòa nhà trong việc duy trì khách thuê nhà hiện có và mở rộng lượng khách hàng. Với hệ sinh thái thành viên, chủ sở hữu có thể sử dụng hiệu quả hơn tài sản và tạo ra nhiều thu nhập hơn, đồng thời cung cấp môi trường chất lượng cao hơn cho người cư ngụ với chi phí thấp hơn tiềm năng", Nelson Wong, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của JLL tại Trung Quốc, cho biết.
-
Mỹ: bán lẻ phá sản, bất động sản thương mại chơi vơi
CafeLand - Đã có hàng chục nhà bán lẻ Mỹ đã nộp đơn phá sản trong năm 2020 khi bị đẩy vào tình trạng sụt giảm doanh số và không thể vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...