Mỹ: Chủ nhà không muốn bán, khách hàng muốn chờ thời
Danh sách nhà rao bán ở Hoa Kỳ đã giảm 25% so với một năm trước đó trong tháng kết thúc vào ngày 9 tháng 4, tiếp tục chuỗi 8 tháng có mức giảm đạt hai con số. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Giá nhà đã giảm ở hơn một nửa các khu vực tại Mỹ, trung bình giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 364.000 USD, mức giảm lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Đồng thời, doanh số bán nhà đang chờ xử lý đã giảm hơn 30% ở các thành phố lớn, nhiều hơn mức giảm 19% trên toàn quốc.
Thị trường nhà ở suy thoái khiến các chủ nhà không muốn bán vì họ sẽ mất mức lãi suất thấp được hưởng từ trước đó. Trong khi đó, người mua lưỡng lự vì phải đối mặt với lãi suất cao và lượng nhà ở rao bán hạn chế.
Một cuộc khảo sát gần đây của tờ báo US News cho thấy 66% số người Mỹ dự định mua nhà trong năm nay muốn đợi cho đến khi lãi suất thế chấp giảm thêm.
Việt Nam: Sắp “ngộp” nhưng chưa muốn cắt lỗ
Theo báo cáo thị trường nhà ở TP.HCM của JLL Việt Nam, cả quý 1/2023 chỉ có 19 căn nhà liền thổ được rao bán thành công, chủ yếu ở các dự án cũ, không có nguồn cung mới. Số lượng giao dịch đã giảm 91,7% so với quý trước và 98,3% so với cùng kỳ năm trước.
“Hầu hết người mua và nhà đầu tư áp dụng chiến thuật “chờ xem” trong bối cảnh thị trường trầm lắng và còn nhiều bất ổn pháp lý”, đại diện JLL cho biết.
Tâm lý giữ hàng chờ giá lên vẫn tồn tại ở số đông các nhà đầu tư và chủ sở hữu bất động sản. Các căn nhà giảm chào ở giai đoạn hiện nay thường rơi vào các trường hợp “bất đắc dĩ” do khó khăn về vốn, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư “lướt”. Tuy nhiên, mức giảm giá chưa sâu, chỉ ở mức “cắt lãi” chứ chưa chấp nhận “cắt lỗ”.
Trong khi đó, người mua lại có tâm lý dè chừng và đợi giá bất động sản giảm thêm hoặc muốn mua nhưng khó tiếp cận vốn vay, còn người có tiền nhàn rỗi lại thường muốn chờ đợi cơ hội hoặc gửi ngân hàng hưởng lãi suất. Điều này khiến cung – cầu khó gặp nhau ở giai đoạn hiện tại và làm suy giảm thanh khoản của thị trường.
Đối với các chủ đầu tư, họ đang chờ đợi các giải pháp khơi thông nguồn vốn, tháo gỡ pháp lý thông qua những động thái thực chất hơn nhằm tạo sức bật mới cho thị trường.
Các chuyên gia kì vọng tâm lý thị trường sẽ dần ổn lại kể từ quý 2/2023 và giúp thanh khoản bất động sản phục hồi tốt hơn so với năm 2022.
-
Tâm lý “chờ và xem” khiến giao dịch ảm đạm, cả quý TP.HCM chỉ bán được 19 căn nhà liền thổ.
Tâm lý “chờ xem” của người mua nhà và nhà đầu tư đã khiến số lượng giao dịch của phân khúc nhà liền thổ tại TP.HCM giảm gần 92% so với quý trước, chỉ có 19 căn giao dịch thành công.
-
Lãi suất giảm, kênh đầu tư nào vào tầm ngắm?
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn hầu hết giảm dưới 5.3%, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền, đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản, giao dịch chuyển nhượng quý 4.2023 bùng nổ....
-
Thị trường bất động sản khó có thể trở lại như trước
Bất chấp tác động từ lãi suất thế chấp và khả năng chi trả tiền thuê nhà giảm, các chuyên gia dự đoán giá nhà trên toàn cầu khó có thể trở lại “bình thường” như trước đại dịch Covid-19....
-
Loạt doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn đất”
Hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam đa dạng phân khúc khởi động chiến dịch bán hàng; lãi suất vay mua nhà giảm, người dân rục rịch xuống tiền, chấp nhận mức giá “cắt lỗ” là những tín hiệu tích ...