Khu biệt thự, nhà vườn Ciputra. Ảnh: Trần Việt |
Bất
chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đầu năm 2011, Việt Nam được
Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS (AFIRE) xếp thứ 4
trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài trong khu vực. Đồng thời, Việt Nam cũng đã được bình
chọn là điểm đến đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư Singapore trong
khu vực Đông Nam Á.
Đến cuối tháng 11/2011, Singapore đã trở thành quốc gia đứng thứ 3 (sau Hàn Quốc và Đài Loan) có lũy kế vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, với 968 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 23,345 tỷ USD và có vốn điều lệ các doanh nghiệp đầu tư 6,7 tỷ USD. Riêng đối với Mỹ, tính cho đến cuối tháng 11/2011, đã đăng ký đầu tư 11,6 tỷ USD với vốn điều lệ 2,87 tỷ USD cho 593 dự án. Chỉ riêng trong năm 2011, Mỹ đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 97,3 triệu USD với 28 dự án. Vốn cho ngành xây dựng đạt 712,1 triệu USD, chiếm 6,3% tổng vốn, bao gồm 569,9 triệu USD vốn đăng ký mới và 142,2 triệu USD vốn tăng thêm.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường BĐS Việt Nam đang có những khó khăn về vốn do chính sách thắt chặt tín dụng nhằm giảm lạm phát, Chính phủ Việt Nam đang hình thành các công cụ mới về Tài chính cho BĐS phi ngân hàng như Quỹ Tín thác đầu tư BĐS (REITs), Quỹ đầu tư BĐS, Quỹ Tiết kiệm nhà ở... Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia góp nguồn vốn thông qua các công cụ tài chính trên để đầu tư gián tiếp vào thị trường BĐS Việt Nam.
Theo
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội BĐS
Việt Nam, trong hoàn cảnh khó khăn chung, nên vốn đầu tư nước ngoài đăng
ký cao, nhưng triển khai trên thực tế thấp.
Thị trường tiềm năng
Trong
11 tháng qua, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vào lĩnh vực
bất động sản đạt 464,13 triệu USD, xếp thứ tư về lĩnh vực có vốn đầu tư
nhiều vào Việt Nam, sau công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân
phối điện và xây dựng. Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất
động sản Việt Nam trong năm nay giảm so với các năm trước, song các
chuyên gia vẫn đánh giá, Việt Nam vẫn là thị trường đầy tiềm năng.
Thứ
trưởng Nguyễn Trần Nam vẫn kỳ vọng tương lai, BĐS sẽ tiếp tục là thị
trường có sức phát triển tốt. Bởi việc tăng trưởng dân số tại đô thị là
yếu tố quan trọng khẳng định nhu cầu phát triển BĐS tại Việt Nam. Năm
2009, có khoảng 25,4 triệu dân sống tại đô thị (29,6%), dự báo năm 2020
sẽ là 43,2 triệu dân (45%). Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, dự
báo năm 2015, cần 905 triệu mét vuông và năm 2020 cần 1.026 triệu mét
vuông.
Theo các chuyên gia, thị trường BĐS Việt Nam hiện đang rất thiếu vốn, vì vậy các nhà phát triển dự án đang tìm kiếm các nguồn tài chính mới bằng nhiều cách như bán toàn bộ dự án, tìm kiếm đối tác liên doanh, bán nguyên block căn hộ hoặc bán mặt bằng bán lẻ và văn phòng… Nhiều nhà phát triển dự án Việt Nam nắm giữ quỹ đất lớn hiện muốn bán bớt đất dự án để huy động vốn xây dựng các dự án khác. Áp lực tài chính đối với các nhà phát triển dự án trong nước dẫn đến sự xuất hiện của nhiều "tài sản xấu" ở Việt Nam, nhưng mặt khác lại tạo ra một giai đoạn với nhiều cơ hội chưa từng có cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các
nhà đầu tư châu Á cũng như các nhà đầu tư đến từ Hiệp hội BĐS Á - Mỹ,
vẫn kỳ vọng vào một thị trường Việt Nam tiềm năng. Cơ hội này mở ra một
triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tương đối khả
quan trong tương lai.
Việt
Nam là một thị trường tiềm năng với dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao,
môi trường đầu tư ổn định... đây là một trong những yếu tố để Hiệp hội
BĐS Á - Mỹ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội BĐS Việt Nam về
đào tạo và đầu tư vào thị trường BĐS. Ông Jim Park Chủ tịch Hiệp hội BĐS Á – Mỹ