Thưa ông, nhiều nhận định về thị trường bất động sản cho thấy thị trường này có vẻ chưa tươi sáng trong ngắn hạn. Theo dự đoán của ông thì thị trường sẽ trôi về đâu?
- Theo tôi, thị trường năm nay vẫn rất khó khăn, chưa có khả năng phục hồi. Nếu phân khúc thị trường nhà giá rẻ và nhà ở xã hội cho thuê không khởi động được vào đúng quỹ đạo thì thị trường vẫn chưa phục hồi được.
Đấy là trong ngắn hạn, còn dài hạn hơn thì ông dự đoán thế nào?
- Trong dài hạn, thị trường bất động sản gắn liền với sự phát triển kinh tế quốc dân của nước ta. Kinh tế phát triển, nhất định thị trường bất động sản sẽ phát triển vì chúng ta tin chắc rằng tình trạng suy thoái hiện nay sẽ được khắc phục.
Hiện
nay cái mức giá cả của nhà đất và chung cư quá tầm so với người thu nhập
thấp và trung bình. Nên nếu thị trường chỉ ấm nóng thì cũng vẫn dành
cho nhóm người đầu cơ?
- Thị trường bất động sản của chúng ta hiện nay phát triển chưa lành mạnh. Giá bất động sản lên cao là do yếu tố giá đất chứ giá vật liệu, giá nhân công thì không có chênh lệch gì giữa các miền. Nếu chúng ta không làm cho giá đất đô thị hạ xuống được thì giá nhà sẽ vẫn cao như vậy.
Những ngôi nhà mà hiện nay người đầu tư không bán được là thuộc phân khúc nhà ở cao cấp, tức là đắt tiền. Giá nhà chưa hạ mặc dù theo tình hình thị trường như bây giờ thì đáng lẽ giá phải hạ rất nhiều, là bởi vì các nhà đầu tư mà nhất là ở phía Bắc mua nhà dựa vào vốn góp của người mua, không phải trả lãi nên có thể từ từ. Chỉ có phần nào vay ngân hàng phải trả lãi thì mới vội vã. Đối với những nhà đầu tư còn lại, đặc biệt là những nhà đầu tư ở phía nam lại chủ yếu sử dụng vốn vay từ ngân hàng để mua nhà, do đó những nhà đầu tư này phải nhanh chóng xử lý tình hình nợ nần bằng cách bán nhà đi để lấy tiền trả nợ ngân hàng, nếu không thì phải tuyên bố phá sản. Do vậy, một số dự án giá vẫn cao.
Người mua nhà lúc này đang bị thiệt bởi vì các hợp đồng của họ không được chủ đầu tư thực hiện một cách chính xác, thưa ông?
Đó
là do pháp luật của chúng ta chưa được rõ ràng. Theo tôi hiểu, trong
luật dân sự thì những người mà ta gọi là người góp vốn thực chất là
những người mua nhà chứ không phải là góp vốn kinh doanh. Bởi vì góp vốn
kinh doanh thì phải có lãi, phải được tham gia vào quản lý và điều hành
việc sử dụng số vốn góp của mình. Nhưng thực tế thì người góp vốn không
có quyền đó, chỉ đợi nhà được hoàn thành để nhận. Và cũng theo luật dân
sự thì tiền đặt cọc để mua nhà chính là tiền để góp vốn, pháp luật cũng
đã quy định rất rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi của những đối tượng này,
cho nên chúng ta có thể căn cứ theo luật để xử trí. Còn nếu tình hình
lâm vào khó khăn, thì cả người đầu tư mua nhà lẫn những người kinh doanh
bất động sản phải cùng nhau chia sẻ rủi ro.
Nếu mà nhà đầu tư nhỏ lẻ tự mình đứng ra kiện thì có lẽ rất là khó bởi vì số tiền phải chi phí cho một vụ kiện lớn. Như vậy có lẽ những người mua nhà ở thực cũng đành chịu rủi ro?
Vâng, thiệt hại nhưng mà nếu không kiện cáo thì thiệt hại còn nhiều hơn. Nếu như mình nhận mình là người cùng góp vốn thì tức là phải cùng chịu trách nhiệm rủi ro, đó là lúc thị trường đi xuống hay bị đóng băng .
Không ít các dự án hiện nay bị mua đi bán lại và đầu cơ làm cho những người có thu nhập thấp, những người mà thực sự muốn mua nhà ở không tiếp cận được. Ngược lại thì nhiều khu đô thị làm xong lại bỏ hoang?
Theo
tôi thì những căn hộ được định giá cao này vẫn chỉ đang trong quá trình
hoàn thiện, họ không có tiền để tiếp tục do bị ngân hàng cắt vốn tín
dụng. Các chủ đầu tư này nên chuyển đổi các căn hộ cao cấp ấy thành các
căn hộ có giá trung bình. Trước mắt có thể hạ giá thành, sau đó lập
thành một dự án rồi trình với ngân hàng. Các ngân hàng nên hỗ trợ tín
dụng cho việc chuyển đổi những dự án như thế. Nếu được như vậy thì chắc
chắn sẽ có người mua.
-Xin cảm ơn ông!