Minh chứng là tại buổi giới thiệu Dự án Green River (Mỹ Phước 4) do Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh tổ chức cuối tuần qua, bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty Kim Oanh cho biết, ngay trong buổi sáng, đã có 22 khách hàng quyết định mua hàng.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng (đơn vị phân phối Dự án Green River) cho biết, mặc dù Công ty chưa chính thức mở bán, nhưng số lượng khách hàng quan tâm khá nhiều. “Hạ tầng Dự án Green River đang được chủ đầu tư (Công ty Becamex IJC) tăng tốc đầu tư. Trường Đại học Thủ Dầu 1 có quy mô 60 ha đã chính thức được khởi công, Trung tâm thương mại của Dự án đang được khẩn trương xây dựng…”, ông Tuấn nói và cho biết, giá bán tại Green River khá hợp lý.
Đồng
quan điểm, ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc Công ty An Cư Lạc
Nghiệp cũng cho rằng, khó khăn dường như chỉ tập trung vào các dự án căn
hộ ở Hà Nội và TP.HCM, còn các dự án đất nền giá rẻ ở Bình Dương, Long
An, giao dịch vẫn rất tốt. Đơn cử, tại Dự án Green Town (Bình Dương),
mỗi tuần, chủ đầu tư chỉ đưa ra 12 sản phẩm, nhưng có đến 80% giao dịch
thành công. Trước đó, dù mới được mở bán 1 ngày, nhưng 2 block A và B
của Dự án chung cư IJC Aroma Apartment tại Thành phố mới Bình Dương đã
được khách hàng đặt mua 123/134 căn.
Ngoài Bình Dương, thị trường bất động sản tại Long An cũng khá hút khách. Điển hình là Dự án The Five Star do Công ty Đất Xanh mở bán vào giữa tháng 6/2011, hơn 450 sản phẩm đất nền của Dự án đã được khách hàng đặt mua. Trước đó, Dự án Khu dân cư Bến Lức (Long An) cũng bán hết 80% sản phẩm của giai đoạn I, các dự án Nam Long, Đồng Tâm… cũng được nhà đầu tư quan tâm.
Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, sự ra đời của nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối giữa TP.HCM, Bình Dương, Long An là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư quyết định đổ vốn vào hai thị trường này. Long An, Đồng Nai, Bình Dương là những địa phương nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là “sân sau” của TP.HCM trong xu thế giãn dân và chiến lược liên kết vùng trong phát triển kinh tế. Những địa phương này có chiến lược xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng đồng bộ, tạo ra một diện mạo mới trong quy hoạch.
Nếu
ở Long An, có dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương nối liền TP.HCM
với Tân An (Long An) và Mỹ Tho (Tiền Giang) thông xe từ tháng 2/2010,
đường cao tốc Tân Sơn Nhất - Long An sẽ được đầu tư nối liền Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất và Long An; thì tại Bình Dương, ngoài Quốc lộ 13,
còn nhiều tuyến đường trọng điểm khác đang được khẩn trương xây dựng.
Đây là tuyến đường xung yếu kết nối vùng, nhằm giúp Bình Dương trở thành
cửa ngõ vận chuyển hàng hóa từ khu vực Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông
Nam Bộ đến sân bay, cảng biển quốc tế của TP.HCM. Đồng Nai có hệ thống
giao thông được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như đường cao tốc nối
TP.HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường
cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã khởi động, đặc biệt là Sân
bay quốc tế Long Thành.