au áp lực của việc
siết chặn tín dụng, cộng với một loạt những bất cập về nhiều mặt, các
doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh hết sức khó khăn vì bị bủa vây
bởi: nợ đến hạn phải trả; hàng không bán được; lãi suất lại cao… Khi đã
xác định khó có thể trông chờ sự “ứng cứu” từ Chính phủ, nhiều doanh
nghiệp đã tự tìm cách tự “cứu mình” bằng cách cắt lỗ, giảm giá mạnh mong
“đẩy” được hàng, hoặc chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác, thậm
chí phải “rời bỏ” thị trường. Một cuộc “ sàng lọc” theo đúng nghĩa đã
và đang diễn ra. Xét ở nhiều mặt, đây là quá trình “ sàng lọc” cần thiết
để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn.
Mặc dù chỉ thị 2196/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành cách đây ít ngày không “hứa hẹn” sẽ nới lỏng tín dụng để cứu thị trường bất động sản như nhiều doanh nghiệp vẫn mong mỏi, nhưng việc Thủ tướng chỉ đạo phải siết chặt hơn việc cho vay đối với những dự án mới, sẽ giảm đáng kể nguồn cung, từ đó giúp các nhà đầu tư tiêu thụ hết số lượng căn hộ tồn đọng trên thị trường hiện nay. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã xác định “hạ giá bán” là giải pháp tốt nhất để tự “cứu mình” lúc này.
Một cuộc giảm giá bất động sản qui mô và đồng loạt ở
tất cả các phân khúc thị trường đã và đang âm thầm diễn ra ở 2 đầu đất
nước là Hà Nội và TP HCM trong vài tháng nay. Trái ngược cảnh “bốc thăm”
để được mua nhà, mua đất như trước đây, những ngày này, thượng đế được
“chăm sóc” kỹ càng khi các nhà môi giới tiếp cận khách hàng bằng mọi
hình thức để chào hàng giảm giá. Chẳng hạn, dự án nhà liền kề, thuộc dự
án Vân Canh - HUD nếu như đầu năm nay được bán phổ biến trên thị trường
thứ cấp với giá khoảng 60 triệu đồng/m2, nay chỉ còn 35 triệu- 40 triệu
đồng/m2. Dự án Kim Chung - Di Trạch cũng giảm giá mạnh, giá đất liền kề
đã giảm 10 triệu-13 triệu đồng/m2. Giá chung cư ở khu vực Hà Nội, đã có
chủ đầu tư giảm giá xuống còn 15 triệu/ đồng m2, thậm chí có chung cư
giá chỉ còn 12 triệu đồng/m2, mức bất ngờ đối với rất nhiều người.
Đã có những tiếng kêu của doanh nghiệp bất động sản
là chấp nhận hạ giá, chấp nhận lỗ để nhanh chóng "thoát" ra khỏi tình
trạng nguy hiểm. Nói như thế bởi nhiều doanh nghiệp bất động sản đã và
đang phải đối mặt với thực tế là sản phẩm không bán được, trong khi vẫn
phải trả lãi vay ngân hàng và chịu áp lực phải thực hiện dự án để giao
nhà cho đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Một số doanh nghiệp bất động sản đứng trước bờ vực
phá sản phải rời “cuộc chơi” vì lãi suất vay cao cộng với công trình dở
dang chưa bán được, lương vẫn phải trả cho người lao động, thiếu vốn để
mua nguyên vật liệu, nhiều chi phí cũ lại phình ra do tăng giá. Sự “khắc
nghiệt” của thị trường trong tình thế khó đang khiến một số doanh
nghiệp bất động sản tính đến chuyện sáp nhập để cùng xây dựng chiến lược
đầu tư và kinh doanh hiệu quả hơn.
Tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ đã từng nhận định, nhà
đầu tư, sau khi gặt hái quá lớn nhờ sự phát triển "nóng" của thị trường
bất động sản thời giản qua đã phải “chủ động” tìm giải pháp vượt qua
đình đốn do lạm phát. Và hãy để thị trường bất động sản trải qua “cơn
đau” để tự sàng lọc theo kiểu doanh nghiệp nào yếu sẽ phải rút khỏi thị
trường – một qui luật tất yếu để hướng tới thị trường lành và hữu ích
hơn, vì quyền lợi của đại đa số những người dân chưa có nhà ở.
Về phía doanh nghiệp bất động sản đã đành là thế song cũng công bằng nhìn nhận thêm; nguyên nhân sâu xa khiến thị trường khó khăn như hiện nay là do chúng ta để tồn tại một thị trường ảo, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Không ít chủ đầu tư tuyên bố: thiếu vốn đã có ngân hàng. Người dân thì ảo tưởng: thị trường bất động sản sẽ tăng mãi. Còn ngân hàng thì lại ảo tưởng: các chủ dự án đều là "đại gia".... Tất cả tự tạo nên "vòng xoáy" quay không ngừng và hậu quả giờ đã thấy.
Người ta đang nói về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng,
tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, xin
hãy đừng đừng quên, thị trường bất đông sản cũng phải được tái cấu trúc
theo chương trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung của Chính phủ.