20/10/2011 12:59 AM
Quy mô và tốc độ phát triển của mặt bằng bán lẻ hiện đại tại thị trường sôi động nhất cả nước là TP.HCM vẫn rất nhỏ bé, ngay trong tương quan với nước láng giềng Thái Lan, chứ chưa nói đến Malaysia hay Singapore.

Theo Trưởng bộ phận dịch vụ bán lẻ của Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank - ông Stephan Wyatt, tổng cung mặt bằng bán lẻ hiện đại tại TP.HCM mới đạt 655.000m2, bằng khoảng 1/8 lần con số 5,5 triệu m2 của thủ đô Bangkok, Thái Lan.


Diện tích mặt bằng bán lẻ tính trên đầu người tại TP.HCM hiện nay là 0,09m2, so với con số 0,6m2 của Bangkok.


Dự báo đến năm 2020, TP.HCM sẽ tăng lên xấp xỉ 3,8 triệu m2 nhưng con số của Bangkok khi ấy cũng sẽ đạt 6,4 triệu m2.


"GDP tính trên đầu người tại TP.HCM hiện là 1.300 USD/năm, so với Bangkok là 13.000 USD. Nhìn chung, thị trường bán lẻ tại TP.HCM đi sau Bangkok từ 18-20 năm" - ông Stephan Wyatt đánh giá.


Chia sẻ tại sự kiện Tiger Talk về thị trường bán lẻ Việt Nam diễn ra tại TP.HCM vừa qua, đại diện của Knight Frank cũng cho biết thêm, hiện mới có chưa đầy 1/5 dân số mua sắm tại các trung tâm bán lẻ hiện đại.


Thị trường bán lẻ TP.HCM đi sau Bangkok 20 năm

Một bức tranh khá tương đồng cũng có thể thấy tại thị trường Hà Nội. Tính đến hết tháng 9/2011 theo báo cáo của Savills Việt Nam, tổng cung toàn thị trường đạt 463.000m2 sàn từ 143 dự án bán lẻ hiện đại.


Còn theo nhận xét của CBRE, phần lớn các dự án phát triển nhanh chóng thời gian vài năm qua đều có quy mô nhỏ, diện tích sàn trung bình chỉ dưới 10.000 m2.


Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2011, thị trường Hà Nội sẽ chứng kiến sự bàn giao, đi vào hoạt động của một loạt trung tâm thương mại lớn như Keangnam (tổng cung gần 100.000m2), Savico Mega Mall (trên 63.000m2), Vincom Center Long Biên (45.000m2)....


Lượng cung tăng nhanh và mạnh nói trên trong bối cảnh sức mua của thị trường trầm lắng khiến giới tư vấn, tiếp thị quan ngại, giá thuê mặt bằng bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục giảm cùng với các điều khoản ngày càng có lợi cho khách thuê.


Rõ ràng, bán lẻ hiện đại tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP.HCM tuy quy mô còn nhỏ nhưng ở một góc độ nào đó, nó thể hiện khá chân thực sự cấp độ phát triển của nhu cầu, sức mua sắm của người dân.


Khi sức mua còn hạn chế và tăng trưởng thiếu ổn định thì sự gia tăng nguồn cung, dù nhỏ cũng có tác động không tốt đến diện mạo chung của thị trường mặt bằng bán lẻ hiện đại.

Theo Nguyễn Nga (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.