Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở Tài chính đề nghị không thí điểm tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở và không tăng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên tại TP.HCM vào thời điểm hiện nay.
Theo HoREA, đề xuất này không hợp tình hợp lý, nhất là trong lúc thu nhập của các hộ gia đình, cá nhân bị sụt giảm và cả nước đang trong quá trình nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
HoREA đề nghị không thí điểm tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở và không tăng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên tại TP.HCM vào thời điểm hiện nay.
Đề xuất này cũng không phù hợp với lộ trình dự kiến đến khoảng năm 2025 Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật thuế, trong đó có đề án về Luật Thuế tài sản (Thuế bất động sản) và nhất là hiện nay Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ khung giá đất và giao cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc việc định giá đất phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường.
“Điều này có nghĩa là giá đất trong bảng giá đất sẽ cao hơn và không còn tình trạng giá đất quá thấp, chỉ bằng khoảng 30-50% giá đất trên thị trường như hiện nay”, HoREA nhìn nhận.
Đề xuất này càng không hợp lý khi chỉ trong khoảng 02 năm nữa thì sẽ xem xét sửa đổi các luật thuế, trong đó có dự kiến bổ sung thuế tài sản và dự kiến Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét ban hành vào cuối năm 2023.
Hiệp hội nhận thấy, với đề xuất thí điểm tăng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên” với mức thuế suất tăng khá cao so với mức thuế suất hiện nay là 2% giá trị hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì người bán, chuyển nhượng nhà đất thứ 2 tại TP.HCM sẽ phải nộp thêm tiền thuế do “được thí điểm trước” là không hợp tình hợp lý.
Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Tài chính khi xây dựng Đề án Luật Thuế tài sản (Thuế bất động sản), trong đó có nghiên cứu đánh thuế người có nhiều nhà đất, hoặc chậm hoặc không đưa nhà đất vào sử dụng thì cần phải đánh giá tác động của luật thuế thật đầy đủ, chính xác đối với các đối tượng chịu thuế, nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân.
“Tại thời điểm hiện nay, Hiệp hội đề nghị không thí điểm tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở và không tăng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên tại TP.HCM”, HoREA nhắc lại.
Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình Chính phủ dự thảo thay thế Nghị quyết 54, dự thảo có điểm mới là bỏ đề xuất thí điểm cơ chế đánh thuế nhà, đất thứ hai trở lên vì lo ngại không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp.
Thay vào đó, đề xuất tăng thuế suất thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất ở không quá 5 lần thu hiện hành; tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên, nhưng không quá 2 lần hiện hành. Mức tăng cụ thể sẽ do HĐND thành phố quyết định.
-
Dòng vốn sẽ chảy qua các tỉnh nếu TP.HCM đánh thuế bất động sản thứ 2?
Liên quan tới đề xuất của TP.HCM muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 trở lên, một số chuyên gia bày tỏ quan điểm tán thành, nhưng cũng có lo ngại nhà đầu tư sẽ rời thị trường TP.HCM để tới các tỉnh lân cận.
-
Bộ Tài chính đang nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất
Bộ Tài chính cho rằng để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.
-
Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giải pháp hạn chế “lướt sóng” trên thị trường bất động sản
Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền có chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Nghiên cứu có chính sách đánh thuế đối với nhà, đất thứ hai, nhà, đấ...
-
Bộ Xây dựng yêu cầu Bộ Tài chính cùng nghiên cứu chính sách thuế với nhà đất thứ hai
Đề xuất trên được Bộ Xây dựng nêu trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về nguyên nhân bất động sản tăng giá.