“Muốn hoàn thành dự án trước năm 2017 thì phải xong công tác đắp nền trước mùa mưa năm nay. Nhưng việc thiếu đất san lấp, đắp nền đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình” - ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nói.
Cũng theo ông Hưng, hiện chỉ mới có bốn mỏ đất ở Quảng Nam cung cấp đất cho các nhà thầu, còn Đà Nẵng và Quảng Ngãi chưa có mỏ nào. “Bình thường giá đất rẻ nhưng khi có dự án đi qua, giá đất đội lên gấp 3-4 lần khiến các nhà thầu chóng mặt” - ông Hưng cho hay.
Để chủ động nguồn cung cấp đất, các nhà thầu đã liên hệ chính quyền địa phương để xin khai thác đất tại chỗ. Tuy nhiên, họ gặp phải vướng mắc là thủ tục quá nhiêu khê, có nơi phải trải qua tới 19 bước. “Để được khai thác mỏ đất, chúng tôi phải cử một tổ 4-5 người chuyên túc trực tại các sở TN&MT, GTVT, NN&PTNT... để lo thủ tục, giấy tờ. Chỉ cần làm chậm một bước thì quy trình cấp phép sẽ kéo dài thêm khiến tiến độ thi công ảnh hưởng” - đại diện một nhà thầu cho biết.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, lý giải: “Thời gian qua, Sở đã kiến nghị với UBND tỉnh cắt giảm một số thủ tục cấp phép mỏ đất không cần thiết. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện nên thủ tục, quy định rất nghiêm ngặt”.
Ông Bùi Văn Ba, Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam), thông tin thêm hiện Sở đang giải quyết 41 hồ sơ xin khai thác đất để phục vụ công trình đường cao tốc. “Sở TN&MT đã chủ động rút ngắn nhiều thủ tục do Sở chịu trách nhiệm. Nếu như trước đây doanh nghiệp cần đến 12 tháng để hoàn tất các thủ tục thuộc thẩm quyền của Sở thì nay chỉ còn khoảng 100 ngày. Nhưng doanh nghiệp còn phải làm việc với nhiều cơ quan khác thì mới được phép khai thác” - ông Ba nói.
Ngăn đất, cát “lậu” Việc khan hiếm nguồn đất khiến các nhà thầu cố tìm mua đất, cát từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ nguồn không hợp pháp. Nhiều nhà thầu đã phải mua đất, cát lậu từ các “đầu nậu” chuyên khai thác cát, sạn trái phép dọc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Để ngăn chặn, VEC đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu không sử dụng nguồn đất trôi nổi trên thị trường. |
-
Thông xe đường nối cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với Quốc lộ 1A
Ngày 30/6, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ thông xe dự án đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với Quốc lộ 1A (giai đoạn một) và gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc-cầu Điền Hộ.
-
Cao tốc hơn 100km: Nhờ “rà soát”, giảm tới 2.500 tỷ đồng!
Sau khi rà soát, dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư 27.968 tỷ đồng đã tiết giảm được gần 2.500 tỷ đồng.
-
Thông xe một phần cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Hôm nay ngày 20-6 tại Hải Phòng, gần 23 km đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã chính thức thông xe để giảm tải cho Quốc lộ 5.
-
Cao tốc đắt nhất Việt Nam: Công khai thông tin
Trả lời Tiền Phong, vì sao suất đầu tư (chi phí đầu tư bình quân mỗi km đường) cao tốc Bến Lức – Long Thành lên đến 25,8 triệu USD, cao nhất nước và đắt hơn so với nhiều nước trong khu vực, ông Đặng Hữu Vị-Giám đốc BQL dự án nói suất đầu tư cao là do tuyến đường qua vùng địa chất, thủy văn rất phức tạp thuộc vùng ven biển, cửa sông.