Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ yếu, đà giảm của giá thép xây dựng trong nước vẫn chưa có điểm dừng. Ngày 17/8, một số nhà sản xuất thép vừa thông báo giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và giữ nguyên giá bán với thép thanh vằn D10 CB300.
Các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát đồng loạt hạ 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam xuống lần lượt 13,94 triệu đồng/tấn, 13,74 triệu đồng/tấn và 14,04 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,89 - 14,04 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý cũng giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240, xuống còn 13,64 triệu đồng/tấn. Thép cuộn D10 CB300 không điều chỉnh, hiện đang ở mức 13,79 triệu đồng/tấn.
Mức giảm 100.000 đồng/tấn cũng được các hãng Việt Đức, Kyoei Việt Nam, Tung Ho, Việt Mỹ… áp dụng. Riêng Thép Thái Nguyên giảm 410.000 đồng/tấn cho dòng thép cuộn CB240.
Như vậy, sau 17 lần điều chỉnh liên tiếp, giá bán của nhiều thương hiệu lớn như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Kyoei, Pomina… đang giảm sâu kỷ lục, về dưới 14 triệu đồng/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nhu cầu tiêu thụ thép nội địa và xuất khẩu trong 7 tháng vừa qua ở mức thấp, các nhà máy phải giảm giá bán để đáp ứng kế hoạch sản xuất/bán hàng, tần suất 1 lần/tuần.
Hiện các dự án dân dụng khởi công ít, dự án cao tốc không đủ tạo cú hích cho thị trường. Khối xây dựng tư nhân cũng tạm thời đang chờ đợi thêm những tín hiệu khác trước khi xuống tiền. Mặt khác, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Giá thép giảm sâu khiến các doanh nghiệp thép trong nước đối mặt với việc lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng trong quý 2 vừa qua.
-
Giá thép rẻ kỷ lục, chiết khấu hấp dẫn nhưng vẫn khó tiêu thụ vì lý do này
Mặc dù giá sắt, thép đang giảm mạnh nhưng việc kinh doanh, tiêu thụ vẫn ảm đạm do sức mua thấp. Đặc biệt là trong quý 3/2023 bởi đây là mùa mưa và tháng Ngâu - mùa thấp điểm của ngành xây dựng.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....