Nhiều ngày nay, giá thép xây dựng trong nước được doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh, đưa giá bán về mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Hiện giá mặt hàng này đang giao động quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.
Ở lần điều chỉnh mới nhất ngày 9/8, thương hiệu thép Hòa Phát giảm 100.000 đồng/tấn đối với dòng thép vằn thanh D10 CB300 ở cả 3 miền. Giá bán sau điều chỉnh ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam lần lượt là 14,04 triệu đồng/tấn, 13,89 triệu đồng/tấn và 13,99 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, giá thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước; giá bán thép cuộn CB240 của thương hiệu này ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam lần lượt là 14,04 triệu đồng/tấn, 13,84 triệu đồng/tấn và 14,14 triệu đồng/tấn.
Các thương hiệu như Việt Ý, Việt Đức, Pomina, Thép Miền Nam, Việt Nhật, Thép Thái Nguyên… cũng áp dụng mức giảm giá tương tự đối với loại thép cây. Như vậy, giá thép đã hạ 16 lần liên tiếp tính từ đầu tháng 4/2023 đến nay với mức giảm lũy kế khoảng 2 triệu đồng/tấn.
Nhu cầu tiêu thụ thép sẽ chững lại trong quý 3/2023 do ảnh hưởng của mùa mưa
Bên cạnh việc điều chỉnh giá bán, nhiều doanh nghiệp đồng thời thực hiện bảo lãnh giá cho hàng đã bán ra một tuần trước đó và tiếp tục bảo lãnh hàng bán vào thị trường dân dụng.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép trong nước giảm mạnh là theo xu hướng chung của giá thép thế giới. Hơn nữa, do giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép đã hạ nhiệt.
Tuy giá sắt thép giảm mạnh nhưng theo nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, việc buôn bán không vì thế khởi sắc, do nhu cầu ít ỏi.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Vietnam (Chứng khoán KIS) cho rằng sản lượng tiêu thụ thép cả năm 2023 sẽ gần như đi ngang so với năm trước. Lực cầu yếu tiếp tục là mối lo ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp ngành thép.
Theo Chứng khoán KIS, quý 3/2023 sẽ là một quý đầy thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất thép khi nhu cầu trên thị trường được dự báo sẽ tiếp tục ở mức yếu do ảnh hưởng của mùa mưa và tháng Ngâu, đây là mùa thấp điểm của ngành xây dựng.
Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng hiện tượng El Nino có thể làm tăng số ngày khô trong quý 3, điều này sẽ tác động tích cực phần nào đến sản lượng tiêu thụ thép thời gian tới.
Chứng khoán KIS dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép cả nước trong quý 3/2023 sẽ đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 9% so với mức tiêu thụ 6 triệu tấn của quý 2 trước đó.
Trong bối cảnh nhu cầu tại thị trường nội địa suy yếu, kênh xuất khẩu được dự báo sẽ là điểm tựa hỗ trợ doanh thu cho các doanh nghiệp thép trong quý 3/2023.
-
Bước vào mùa mưa, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giảm sâu
Mặc dù giá thép xây dựng trong nước đang giảm mạnh nhưng việc kinh doanh, tiêu thụ vẫn ảm đạm do sức mua yếu.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....