Nửa đầu năm 2023, cả nước bổ sung thêm 312km đường bộ cao tốc
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Báo cáo với Thủ tướng về tiến trình triển khai các dự án trọng điểm, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên toàn quốc đã khởi công 3 tuyến cao tốc trục ngang (cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) và 2 đường vành đai (Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 - TP.HCM). 5 dự án khởi công với chiều dài khoảng 1.332km nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc đang triển khai thi công trên cả nước lên 1.693km
Cùng với việc khởi công, nhiều dự án cũng đã kịp về đích trong nửa đầu năm 2023 bao gồm 312km thuộc 4 dự án thành phần (cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đến nay cả nước đang có 1.729 km cao tốc được vận hành và khai thác.
Nửa cuối năm 2023, Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành thêm 4 dự án cao tốc với tổng chiều dài 123km, nâng tổng chiều dài cao tốc cả nước lên 1.852km.
Để có thể thực hiện kế hoạch này, Bộ GTVT báo cáo với Thủ tướng về giải pháp phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương gỡ vướng cho từng dự án, công trình. Cụ thể:
Bộ KH&ĐT phối hợp với các cơ quan chủ quản hoàn thành thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư/điều chỉnh thời gian thực hiện các dự án trọng điểm (dự án Tuyên Quang - Phú Thọ, Bến Lức - Long Thành, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội).
Bộ Tài chính đã phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết các thủ tục về nguồn vốn, đặc biệt cho dự án sử dụng vốn vay ODA (Cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên).
Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ GTVT xử lý các vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu đắp cho các dự án; báo cáo Chính phủ về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, tổng hợp diện tích rừng cần chuyển đổi của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng đẩy nhanh triển khai các thủ tục liên quan để hỗ trợ các dự án thực hiện đúng tiến độ.
Các tỉnh Bình Phước, Thái Bình và TP.HCM đang khẩn trương tổ chức lập chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công-tư (PPP) được giao làm cơ quan có thẩm quyền (với các dự án Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, TP.HCM - Mộc Bài).
Các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình tích cực triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đường bộ cao tốc được giao làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền, phấn đấu phê duyệt trong quý 3/2023 (cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hòa Bình - Mộc Châu).
-
Đồng Nai thúc tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Vành đai 3
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đều đã khởi công. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ các dự án này còn chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn đất đắp nền.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....