10 giờ sáng tại trung tâm thành phố mới Bình Dương. Đường sá thông thoáng nhưng thưa thớt, lác đác người và xe. Các quán cà phê, quán cơm hai bên đường cũng không đông khách.
Có một đặc điểm nổi bật ở đây, các công ty, sàn giao dịch bất động sản dày đặc và thậm chí, nằm san sát nhau trên cùng một tuyến đường, trải dài. Nhà đóng cửa im lìm, các sàn này chỗ thưa vắng, chỗ có người ra vô. Song, chúng tôi không ghi nhận được không khí giao dịch, mua bán sôi nổi như ở phòng công chứng Chơn Thành, Bình Phước chỉ trước đó vài ngày.
Dãy nhà trong khu đô thị Uni-Town xuống cấp, hư hỏng
Bà Tuyết, một chủ quán cà phê khu vực này cho biết, giá bất động sản ở đây dao động từ 8 – 10 tỷ đồng tùy diện tích, bàn giao thô, không có cơ sở nội thất. Nhiều chủ quán cà phê, quán ăn như bà thuê lại kinh doanh với giá 10 triệu đồng /tháng.
Cũng theo bà Tuyết, dân địa phương ở đây không quá đông, đang giờ hành chính nên họ đi làm. “Nhưng đúng là ở đây nhà xây xong bỏ trống cũng nhiều, không ai ở, có nhà người ta mua về rồi cũng để đó, không thấy ai ở, xuống cấp hết” – bà Tuyết chia sẻ thêm.
Một vòng trung tâm hành chính thành phố mới Bình Dương, chúng tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh các căn nhà bỏ trống, xuống cấp, thậm chí hoang tàn. Cửa cuốn hư hại, tường nứt nẻ, tróc sơn.
Như những căn nhà trong khu Uni-Town, vốn được đầu tư mạnh mẽ, quy mô lớn, với kỳ vọng sẽ mang lại sức sống, diện mạo nổi bật cho đô thị, trung tâm hành chính Bình Dương. Nhưng, chỉ mới vài năm, những kỳ vọng này đã chuyển thành thất vọng khi khu phố thương mại với quy mô 336 căn của Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã lâm tình trạng “xây xong bỏ đó”.
Thành phố mới Bình Dương là đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn, không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm hành chính mới của tỉnh Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một. Theo đề án, dự kiến đến năm 2020, Bình Dương sẽ là thành phố trực thuộc trung ương (tuy nhiên, đến nay chưa hoàn thành). Dự án khởi công từ năm 2010 do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) làm chủ đầu tư đến nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Trung tâm chính trị - hành chính tập trung của tỉnh, Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế.
Trung tâm đô thị mới Bình Dương có diện tích hơn 1000 ha, quy mô phục vụ khoảng 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.
Theo một số chuyên gia, hấp lực của thị trường Bình Dương vẫn nguyên vẹn, dư địa còn, tiềm năng lớn. Nhưng, chính tốc độ đô thị hóa cao vô tình lại là lực cản khiến giá trị bất động sản địa phương này chững lại trong khoảng thời gian gần đây. Cùng với đó, giá tăng cao bất chấp việc không có giao dịch lớn cũng là một trong những nguyên nhân. Thêm nữa, giá bất động sản không thực sự phù hợp với túi tiền của lượng người lao động đang đổ về, trở thành lực lượng lao động chính tại các khu công nghiệp như VSIP, Becamex…
Dư địa bất động sản Bình Dương vẫn còn rất lớn?
Cụ thể, trong vòng vài năm qua, đi kèm sự nâng cấp của hệ thống hạ tầng, giá bất động sản khu vực này cũng tăng chóng mặt. Từ con số vỏn vẹn 10 - 15 triệu đồng/m2 của năm 2014 đã tăng lên 30 - 35 triệu đồng/m2 ở giai đoạn 2019-2020, thậm chí có nơi tăng lên 45 triệu đồng/m2. Thế nhưng, giai đoạn gần đây, giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, biên độ tăng giá không cao. “Nhưng, tương lai, khi đô thị trung tâm hành chính thành phố Bình Dương thực sự hoàn thiện. Bình Dương chính thức thành thành phố trực thuộc trung ương, bất động sản khu vực này sẽ dậy sóng trở lại. Đừng nên nghĩ rằng không có giao dịch thị trường Bình Dương mất hút. Kỳ thực, nó chỉ đang âm ỉ để chờ bùng nổ” – một nhà đầu tư nhận định.
-
Nhà chục tỉ bỏ trống ở thành phố mới Bình Dương
CafeLand - Những căn nhà phố có giá gần chục tỉ đồng nhưng bỏ trống suốt nhiều năm, một số được cho thuê với giá rẻ, nhiều căn hư hỏng xuống cấp… là thực trạng nhiều khu đô thị ở trung tâm thành phố mới Bình Dương hiện nay.
-
Lướt sóng đất nền, nhà đầu tư “kiệt sức” chạy tiền trả lãi ngân hàng
CafeLand - Trót vay ngân hàng để lướt sóng đất nền, không ít nhà đầu tư đang gồng mình trước áp lực trả nợ ngân hàng khi thị trường trầm lắng, cơ hội buôn nhanh bán vội không còn. Thêm vào đó, thu nhập của họ đang bị giảm sút...
-
Hàng loạt điểm sốt đất ảo đã hạ nhiệt
Bộ Xây dựng xác nhận, giá đất tại nhiều địa phương sốt cao, tăng nóng thời gian qua đều đã lắng xuống, "cơ bản được kiểm soát".
-
Giá nhà đất có hạ nhiệt sau cơn sốt?
CafeLand – Giá bất động sản, đất nền nhảy múa loạn xạ trong mấy tháng đầu năm 2021 khiến thị trường có nhiều biến động. Đến hiện tại, cơn sốt đất đi qua, giá nhà đất có hạ nhiệt?