Các Tổ công tác được giao nhiệm vụ trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư hạ tầng...
Các Tổ công tác được giao nhiệm vụ trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư hạ tầng, xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành và địa phương.
Quyết định thể hiện quyết tâm cao độ của Chính phủ nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, phát triển hạ tầng, nhà ở xã hội, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương. Mục tiêu là góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% trong năm 2025 và hướng tới mức hai con số trong các năm tiếp theo.
Mỗi Tổ công tác do một Phó Thủ tướng hoặc Thủ tướng làm Tổ trưởng, phụ trách các địa bàn, bộ ngành cụ thể:
Tổ 1: Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp theo dõi Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ.
Tổ 2 - 8: Các Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính phụ trách các nhóm bộ, ngành, địa phương khác.
Các Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đánh giá nguyên nhân chậm trễ, xác định trách nhiệm cá nhân và tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu nếu để tồn tại điểm nghẽn, trì trệ.
Bộ Tài chính là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, đôn đốc báo cáo định kỳ và công khai danh sách các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới trung bình trên Hệ thống quốc gia về đầu tư công.
Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu đảm bảo nguyên tắc “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền trong toàn bộ quá trình xử lý vướng mắc và tổ chức thực thi.
Các Tổ công tác được quyền yêu cầu cung cấp dữ liệu, làm việc trực tiếp với các đơn vị liên quan để giải quyết ngay tại hiện trường, đồng thời đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt quá phạm vi xử lý. Việc tổ chức làm việc sẽ theo hình thức linh hoạt, thiết thực, hiệu quả, tập trung vào kết quả cuối cùng.
Quyết định có hiệu lực ngay, đồng thời thay thế các quyết định tổ công tác trước đây.
-
Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong vừa ban hành quyết định về việc thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
-
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 14/7/2025, chính thức thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu và triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện trên toàn địa bàn thành phố.
-
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4755/VPCP-CN ngày 29/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng Gói thầu xây dựng đường cao tốc thuộc Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước).







-
Hưng Yên sắp có tuyến đường gần 5.000 tỷ kết nối siêu đô thị, khu công nghiệp và Hà Nội
Một tuyến đường chiến lược dài gần 25 km với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng sắp được triển khai, kết nối phường Thái Bình (tỉnh Thái Bình cũ) với trung tâm tỉnh Hưng Yên. Đây được xem là dự án hạ tầng quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triể...
-
Phú Thọ quy hoạch thêm gần 600 ha khu công nghiệp, đón sóng đầu tư mới
UBND tỉnh Phú Thọ vừa duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 cho hai khu công nghiệp (KCN) mới, với tổng diện tích gần 570 ha, bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển công nghiệp mạnh mẽ đến năm 2030....
-
Dự án hơn 1,3 tỷ USD tại Hưng Yên đã có chủ, tên tuổi nào đứng sau thương vụ tỷ đô?
Một dự án khu đô thị có tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỷ USD) vừa chính thức tìm được chủ đầu tư, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển đô thị quy mô lớn tại tỉnh Hưng Yên mới (sau sáp nhập với Thái Bình)...