Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm. Ảnh minh họa
Với biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung trong tháng tương tương so với tháng trước với 232 căn nhưng giảm 1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thanh khoản gần như đóng băng khi hơn 90% dự án đóng giỏ hàng khiến thị trường không ghi nhận phát sinh giao dịch.
Giá bán sơ cấp vẫn duy trì ổn định và không có nhiều biến động so với tháng trước. Dù các chủ đầu tư đã nỗ lực triển khai các chính sách ưu đãi, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất và nhiều chương trình kích cầu khác, nhưng chưa thể gia tăng thanh khoản như kỳ vọng.
Giá bán sơ cấp vẫn duy trì ổn định và không có nhiều biến động so với tháng trước. Giá bán biệt thự nghỉ dưỡng cao nhất ở Đà Nẵng hiện ở mức 100,5 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 18,6 triệu đồng/m2. Còn tại Quảng Nam, giá bán cao nhất neo ở ngưỡng 73 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 25,9 triệu đồng/m2. Tại Thừa Thiên Huế, giá bán thấp hơn, dao động 9,1-52,8 triệu đồng/m2.
Khó khăn về thanh khoản tiếp tục đè nặng lên tâm lý thị trường. Niềm tin của nhà đầu tư ở mức thấp, dẫn đến trạng thái ảm đạm kéo dài và vẫn chưa cho thấy bất kỳ tín hiệu hồi phục nào trong ngắn hạn”, báo cáo của DKRA nêu.
Tương tự với condotel, nguồn cung tiếp tục đi ngang với 654 căn và tất cả đều đến từ các dự án cũ, thị trường không ghi nhận thêm nguồn cung mới. Không có giao dịch condotel nào được ghi nhận trong tháng qua và giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ.
Khảo sát về giá condotel trên thị trường sơ cấp ở 3 khu vực gồm Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cho thấy Quảng Nam là địa phương có giá condotel cao nhất dao động trong khoảng 38-156 triệu đồng/m2. Giá loại hình này ở Đà Nẵng cao nhất khoảng 148 triệu đồng/m2 và thấp nhất ở mức 33 triệu đồng/m2. Mức giá sơ cấp ở Thừa Thiên Huế dao động 22-27 triệu đồng/m2
Pháp lý vẫn là rào cản của loại hình condotel. Đặc biệt việc thanh khoản ở mức thấp, niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục suy giảm đã gây cản trở cho sự phục hồi của thị trường trong ngắn hạn.
Dữ liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng ghi nhận trong quý 3/2024, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam ghi nhận khoảng 945 sản phẩm mới, giảm mạnh chỉ bằng 35% so với quý trước và tương đương với cùng kỳ năm 2023. Sự sụt giảm này chủ yếu do nguồn cung mới quý trước phát sinh cục bộ từ một dự án lớn.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn thị trường du lịch, nghỉ dưỡng ghi nhận 4.059 sản phẩm mở bán mới, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng mới chỉ đạt 25% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.