Đây chính là tình trạng đang diễn ra của hơn 100 hộ dân sống tại mặt bằng 6275, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa. Nằm ngay giữa lòng thành phố, sử dụng điện là nhu cầu thiết yếu trong đời sống mỗi gia đình, thế nhưng thay vì có điện để sinh hoạt nhiều hộ dân đang phải dùng đèn pin hoặc thắp nến làm điện sáng.
Các hộ dân sinh sống tại mặt bằng quy hoạch 6275, chưa có điện lưới sinh hoạt
Theo tìm hiểu của phóng viên báo DĐDN, mặt bằng quy hoạch 6275, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2, thành phố Thanh Hóa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.
Năm 2012 dự án bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2014 thi công gói điện, đơn vị thi công là Công ty Hồng Phát. Dự án có tổng diện tích gần 19ha, gồm 373 lô liền kề và 27 biệt thự, hiện nay có khoảng 100 hộ dân đang sinh sống nơi đây.
Chị Vũ Thị Phương Thanh, sống tại quy hoạch 6275 phường Nam Ngạn cho biết: gia đình chị nhiều ngày nay đã không có điện dùng. Mỗi buổi tối, mọi sinh hoạt trong nhà đều phải dùng nến hoặc đèn pin.
Chị Thanh cho biết, do mặt bằng chưa được đấu nối điện nên gia đình chị phải nhờ mua điện của Tập đoàn Miền trung bên cạnh để sinh hoạt. Thế nhưng, cách đây gần 1 tháng, sự cố tại trạm biến áp của công ty quá tải bị cháy nên ngừng bán điện cho các hộ xung quanh khiến 20 hộ thuộc mặt bằng không có điện để sinh hoạt.
Bà Bùi Thị Tý cho biệt hộp điện ngay trước cửa nhà mình nhưng cũng chỉ để ngắm ,chứ chưa được dùng
Mặt bằng 6275 chủ yếu phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi một số dự án trên địa bàn thành phố. Ngay từ năm 2014, nhiều hộ dân được giao đất làm nhà, sinh sống tại mặt bằng này nhưng đến nay điện sinh hoạt vẫn chưa được đấu nối khiến hơn 100 hộ phải mua lại điện sinh hoạt với giá cao lên tới 4.000 đồng một số điện. Không những vậy, nguồn điện không đảm bảo, thường xuyên chập chờn do quá tải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Đường dây điện tự phát, được người dân cố gắng mua bên ngoài kéo điện về để dùng
Bà Bùi Thị Tý cũng cho biết thêm: gia đình bà ở đây đã 3 năm, nhưng chưa được một ngày sử dụng điện lưới quốc gia mà đang phải đi mua của người dân trong phường, mặc dù trạm điện ngay trước cửa nhà mình nhưng lại không được nối để sử dụng. Trước mặt các hộ dân trong khu dân cư là đường dây điện tự phát kéo chằng chịt, các hộ trong khu mặt bằng này đều phải mua điện giá cao để dùng. Các dây điện này gây mất mỹ quan khu dân cư và nhất là vào ngày mưa rất nguy hiểm.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Hưng - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 cho biết: đây là Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu ở và dịch vụ thương mại thuộc khu đô thị Bắc Cầu Hạc, thành phố Thanh Hóa (MBQH 6275/QĐ-UBND ngày 9/11/2012) thuộc gói thầu số 09. Hiện tại, hạ tầng cơ sở đã thi công hoàn tất được 99%, việc thi công đã đấu nối đến các trạm điện.
Nhưng theo Quyết định 41/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, vì vậy đơn vị thi công đang cố gắng sớm bàn giao tài sản cho Công ty Điện lực tiếp nhận và cung cấp điện cho người dân mặt bằng quy hoạch 6275.
Để làm rõ hơn về việc này, phóng viên có buổi làm việc với ông Hoàng Hải - Giám đốc điện lực TP Thanh Hóa, ông Hải cho biết: hiện tại, các hạng mục công trình điện tại mặt bằng 6275, phường Nam TP. Thanh Hóa đã được điện lực thành phố nghiệm thu đảm bảo an toàn kỹ thuật, đủ điều kiện đưa vào vận hành.
Tuy nhiên, đây là dự án thuộc nguồn vốn của UBND thành phố quản lý, nên sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị tiếp quản và đóng nối điện của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLĐTXD) số 2, ngày 29/8, Điện lực TP Thanh Hóa đã có 2 văn bản gửi UBND TP Thanh Hóa và Ban QLĐTXD số 2, gần đây nhất vào ngày 5/9/2019.
"Để người dân sớm có điện sinh hoạt, Điện lực thành phố đề nghị Ban QLĐTXD số 2 triển khai đầu mối với Công ty điện lực Thanh Hóa để thực hiện bàn giao công trình điện của đơn vị cho Công ty điện lực Thanh Hóa quản lý và khai thác bán điện đến từng hộ gia đình theo đúng quy định" - ông Hải kiến nghị.
-
Chấp thuận chủ đầu tư dự án khu đô thị gần 500 tỷ đồng ở Thanh Hóa
Dự án Khu dân cư mới phía Tây Bắc Đường tỉnh 517 có diện tích khoảng 17,3ha, tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận nhà đầu tư.
-
8.200 tỷ đồng nâng cấp sân bay tại tỉnh lớn nhất Bắc Trung Bộ, nâng tổng công suất lên 5 triệu lượt hành khách
Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhất trí chủ trương đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thông qua hình thức xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn ngân sách nhà nước. Quyết định này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông,...
-
Dự án khu dân cư mới gần 400 tỷ đồng tại Thanh Hóa tìm được nhà đầu tư
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4934/QĐ-UBND về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương....