Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 vừa qua, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 587.100 tấn sắt thép các loại với trị giá 470,1 triệu USD.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 11/2022 ghi nhân bật tăng trở lại cả về lượng và giá trị
Như vậy, so với tháng 10, xuất khẩu sắt thép đã tăng 10,4% về lượng và 8,2% về giá trị, đánh dấu tháng tăng đầu tiên cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu sau nhiều tháng trượt dài.
Trước đó, kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, thực hiện trong tháng 10 chỉ còn 367 triệu USD, trong khi tháng 9 đạt 458 triệu USD, tháng 8 đạt 462 triệu USD.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt 6,95 triệu tấn, trị giá 6,88 tỷ USD, giảm 37,4% về lượng và giảm 29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian gần đây, thép Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu tới các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU, giảm dần tỷ trọng sang khu vực ASEAN, Trung Quốc.
Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam nhân định, thị trường kim loại toàn cầu đang bước vào giai đoạn phục hồi. Mặc dù rủi ro vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn sau khi cuộc họp của Fed cho biết sẽ còn thực hiện các mức tăng lãi suất tiếp theo vào năm sau, song nhu cầu công nghiệp sẽ có xu hướng được cải thiện sẽ hỗ trợ cho giá thép.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tiềm năng Trung Quốc đang tăng cường kích thích kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Điều này được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu thép toàn cầu và cuối cùng là đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Mặc khác, khu vực châu Âu cũng tích cực chuyển đổi hạ tầng xanh, nhu cầu kim loại cho nguyên vật liệu xây dựng nhiều khả năng sẽ đón nhận lực mua tích cực hơn trong năm sau.
Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường Châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Theo đó, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, những yếu tố bất lợi trên thị trường dịu bớt trên toàn cầu từ quý 3/2023 sẽ khuyến khích nhu cầu thép tại nhiều thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các thị trường lớn như EU, Mỹ… qua đó cải thiện đáng kể về kim ngạch xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp thép vẫn chưa qua “cơn bĩ cực”
Mặc dù được hỗ trợ bởi đầu tư công nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép vẫn chưa thể phục hồi trong năm 2023 do giá thép đã tạo đáy, cùng với đó là áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao đè nặng lên chi phí sản xuất.








-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...