Hệ thống kỹ thuật đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên vẫn chưa hòan thành.
Nhiều dự án kỳ vọng
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định cần thực hiện 45 công trình trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015. Trong số này có 9 công trình trọng điểm chuyển tiếp từ khóa XVII còn lại là những công trình bổ sung mới. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng rất nỗ lực trong thu hút đầu tư nên đã có được số lượng dự án khá lớn tiếp cận địa bàn tỉnh này.
Theo đánh giá của Sở KH&ĐT Thái Nguyên, trong tổng số 620 dự án đầu tư ngoài ngân sách đã được chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 430 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, 190 dự án được chấp thuận đầu tư) có khoảng 250 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động, 195 dự án đang tiến hành triển khai đúng tiến độ và 175 dự án chưa triển khai và triển khai chậm hoặc không có khả năng thực hiện, chiếm khoảng 25% tổng số dự án. Điển hình nhất là loạt 14 dự án đầu tư vào Khu du lịch hồ Núi Cốc với tổng số vốn đăng ký trên 10 nghìn tỷ đồng thì đến nay mới có 2 dự án được triển khai theo kế hoạch, 11 dự án chưa triển khai và 1 dự án xin rút đầu tư.
Nguyên nhân của tình trạng này được xác định do khủng hoảng kinh tế, lãi suất tín dụng trong những năm qua tăng nhanh khiến cho các nhà đầu tư không có lãi và tiến hành đầu tư cầm chừng. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai có nhiều biến động. Khó khăn nhất hiện nay là quy trình và thời gian việc chuyển đổi thu hồi đất lúa kéo dài nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện đền bù và thu hồi đất. Một số nhà đầu tư thực hiện đồng thời nhiều dự án trên địa bàn tỉnh dẫn đến không đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện...
Trong khi đó, kết quả đánh giá tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2015 cũng cho thấy: Trong số 45 dự án, công trình thì đến nay có 4 công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng; 26 dự án đang triển khai thực hiện; 15 dự án chưa khởi công xây dựng.
Các công trình trọng điểm rất được kỳ vọng nhưng chưa được triển khai như: Dự án đường vành đai 1 tỉnh Thái Nguyên với tổng mức đầu tư 2.091 tỷ đồng; Dự án xây dựng cầu Quang Vinh và Bến Tượng có tổng mức đầu tư cho mỗi cầu trên 700 tỷ đồng; Dự án Cảng ICD Sông Công mức đầu tư 400 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế tại xã Đồng Bẩm (TP Thái Nguyên) tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng…
Giảm thu hút đầu tư
Đáng lưu ý, trong 45 công trình trọng điểm có 6 công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước do các bộ, ngành trung ương đầu tư trên địa bàn; 13 công trình do địa phương quyết định đầu tư và cân đối ngân sách để triển khai thực hiện; 26 công trình, dự án do doanh nghiệp đầu tư.
Nhiều dự án khối lượng triển khai đạt rất thấp như: Dự án trung tâm thương mại Prime Thái Nguyên khởi công từ năm 2007, đến năm 2014 mới thi công phần móng và tầng hầm, hiện nay đang dừng thi công; dự án trung tâm hội trợ triển lãm và chợ vùng Việt Bắc mới đang thực hiện đo đạc địa chính và tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng; dự án hạ tầng khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc; dự án đường hầm Tam Đảo và dự án KCN công nghệ cao TP Thái Nguyên chưa có nhà đầu tư… thậm chí có dự án chưa triển khai thực hiện như Dự án nhà máy gốm sứ Thái Nguyên, dự án bệnh viện đa khoa Quốc tế.
Duy nhất một dự án chưa khởi công xây dựng với lý do không có nguồn nguyên liệu để sản xuất là Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm bột màu điôxit Titan Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 1.488 tỷ đồng của Cty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên.
Việc chậm tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm sút thu hút đầu tư, trở ngại cho giao thông; tình trạng xuống cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường và úng ngập ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân.
Ông Đặng Xuân Trường - Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, tỉnh Thái Nguyên đã có kế hoạch đưa 6 dự án ra khỏi danh mục các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh là: Hồ Văn Lăng (Đồng Hỷ); đường hầm xuyên Tam Đảo; hạ tầng KCN Tây Phổ Yên; Cảng ICD Sông Công; Nhà máy bột màu điôxít Titan Thái Nguyên; Nhà máy gốm sứ Thái Nguyên. Đồng thời, cho phép kéo dài thời gian thực hiện 7 dự án để tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện, tìm kiếm nhà đầu tư và nguồn vốn gồm: đường vành đai 1 tỉnh Thái Nguyên; 4 cầu qua sông Cầu; dự án chỉnh trang sông Cầu gắn với xây dựng Khu đô thị Đồng Bẩm TP Thái Nguyên; hạ tầng KCN công nghệ cao xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên; Khu đô thị phía Tây TP Thái Nguyên; Khách sạn 5 sao Trung tâm Hội nghị.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...