Dự án cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A) đã từng lựa chọn được nhà đầu tư vào cuối năm 2014 và khởi công ngày 25/1/2015.
Nhà đầu tư khi đó là Quỹ Quản lý tài sản và Cố vấn đầu tư Viet HP. Công ty TNHH Đầu tư và vận hành dự án Viet HP là doanh nghiệp dự án được thành lập để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, sau khi khởi công, nhà đầu tư không có động thái triển khai dự án và đến tháng 8/2015, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của Viet HP với lý do nhà đầu tư này đã vi phạm một số điều khoản ghi trong hợp đồng.
Trong đó, đáng chú ý là nhà đầu tư này cung cấp thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng giả.
Sau đó, dự án có thêm 2 lần đầu thầu nữa nhưng đều thất bại. Đến ngày 20/5/2019, hợp đồng xây lắp được giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành là đơn vị thi công, thời gian thực hiện hợp đồng 26 tháng.
Nhà thầu đang tích cực thi công dự án
Bắt tay vào thực hiện dự án, nhà thầu đã triển khai cả ngày lẫn đêm, 3 ca liên tục để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo nhà thầu, với tốc độ thi công như hiện nay nếu có đủ mặt bằng để triển khai thì tiến độ của dự án sẽ được hoàn thành sớm hơn nhiều so với kế hoạch 26 tháng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là dự án mới được bàn giao được 4,3km (chủ yếu là đất nông nghiệp) trên tổng số 17,8km. Số còn lại chủ yếu là đất thổ cư và hiện tại mới được trích thửa, hoàn thiện hồ sơ chờ thẩm định.
Ông Ngô Văn Phát – Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Thanh cho biết, điều lo ngại nhất hiện nay là mặt bằng thi công tuyến đường này đã sắp hết. Số diện tích nhà thầu đã được bàn giao là 4,3km đã được triển khai hết, đến hết tháng 12 nhà thầu không còn diện tích để thi công.
"Hơn nữa, để thi công tuyến đường này chúng tôi đã phải rất vất vả, bởi địa hình phức tạp khi con đường phải vượt qua 3 cầu lớn, 31 cống to nhỏ, 8 xã và 1 đô thị, nhiều làng xóm, đàm bãi ven biển, hạ tầng điện nước… Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, chúng tôi phải huy động mọi nguồn lực từ máy móc đến nhân lực, tận dụng thời tiết khô hanh để đẩy nhanh tiến độ. Nhưng lại không có đủ mặt bằng. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cấp, các ngành Thái Bình tạo điều kiện khẩn trương giải phóng mặt bằng" – ông Phát chia sẻ.
Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Diên trong một lần kiểm tra tiến độ dự án đề nghị huyện Tiền Hải phải giải phóng mặt bằng xong đối với đất dự án là đất lúa trước ngày 15/7/2019, đối với đất dự án đi qua khu dân cư, phấn đấu trong tháng 7/2019 phải hoàn thành xong việc giải phóng mặt bằng.
Khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, con đường 221A không những có ý nghĩa quan trọng với công tác cứu hộ, cứu nạn, bảm đảm an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình mà còn thúc đẩy kinh tế xã hội 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy.
Đồng thời, hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình, hòa với tuyến đường bộ ven biển tỏa đi Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận khác. Đặc biệt, tuyến đường thông suốt đến Cồn Vành sẽ mở ra hướng phát triển mới cho khu du lịch sinh thái này.
Dự án cải tạo, nâng cấp đường 221A được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt theo Quyết định số 2624/QĐ-UBND, ngày 15/10/2018 theo quy mô đường cấp III đồng bằng với tổng chiều dài tuyến là 17,805km.
Tổng mức đầu tư dự án là 734,3 tỷ đồng. Dự án đi qua 8 xã của huyện Tiền Hải với điểm đầu giao với đường Đồng Châu tại ngã ba Trái Diêm, xã Tây Sơn đến điểm cuối tại cồn Vành, xã Nam Phú.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư.
-
Khởi công nhà máy gần 1.300 tỷ đồng tại Thái Bình
Ngày 26/11, tại Cụm Công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam đã động thổ nhà máy sản xuất sợi gai, cung cấp việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương....
-
Thái Bình sắp có khu công nghiệp 3.800 tỷ đồng, cần đến 18.000 lao động
Tỉnh Thái Bình đang tích cực triển khai thủ tục để khởi động dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.800 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam....
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....