Jareeporn Jarukornsakul, chủ tịch của WHA cho biết: “Nếu chính phủ không dỡ bỏ các lệnh cấm đối với những chặng bay quốc tế, chúng tôi buộc phải cắt giảm mục tiêu một lần nữa vì sẽ không có nhà đầu tư nước ngoài nào mua đất tại các khu công nghiệp của chúng tôi”.
Đầu năm nay, WHA đã công bố mục tiêu doanh số là bán được hơn 200ha diện tích các khu đất công nghiệp, nhưng sau đó đã giảm xuống còn khoảng 150ha ( bao gồm 100ha tại Thái Lan và 50ha ở Việt Nam) trong thời gian đại dịch bùng phát.
Bà Jareeporn cho biết các chính sách giãn cách xã hội được ban hành để ngăn chặn sự lây lan củ đại dịch, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài không thể tới xem trực tiếp, nhiều dự án của tập đoàn sẽ bị trì hoãn.
WHA cũng cắt giảm mục tiêu đầu tư trong năm nay xuống còn 5,3 tỷ baht từ mức 9 tỷ baht do đại dịch Covid-19.
Bà Jareeporn nói thêm: “Việc đầu tư bao gồm các kế hoạch mua bán và sáp nhập ở cả Thái Lan và Việt Nam”.
WHA hiện có kế hoạch phát triển một khu bất động sản công nghiệp gần Thành phố Hà Nội để làm cơ sở sản xuất mới cho các nhà đầu tư thuộc khối ASEAN cũng như các công ty tại Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, những người đang cân nhắc thay đổi địa điểm các nhà máy nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
“Công ty dự kiến sẽ bắt đầu bán đất cho dự án này trong vòng 2-3 năm tới”, chủ tịch của WHA cho biết.
WHA hiện đang điều hành một dự án bất động sản công nghiệp tại tỉnh Nghệ An với quy mô rộng khoảng 3.200ha, trong đó, khoảng 160ha đã được phát triển để phục vụ cho các nhà đầu tư.
Năm tới, tập đoàn kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ tăng lên, với doanh số bán đất công nghiệp đạt 160ha nếu nền kinh tế phục hồi và các lệnh cấm nhập cảnh được dỡ bỏ.
Doanh thu trong năm 2020 của tập đoàn logistics lớn nhất Thái Lan dự kiến sẽ gần đạt mức 13,3 tỷ baht.
Mặc dù công ty đã điều chỉnh lại các mục tiêu, bà Jareeporn tin rằng nhu cầu đầu tư và bất động sản logistics sẽ tăng vì suy nghĩ dài hạn của các nhà đầu tư.
Bà nói: “Phân khúc logistics có thể chịu ít thiệt hại hơn các phân khúc khác của lĩnh vực bất động sản trong thời kỳ đại dịch. Dù chính phủ Thái Lan vẫn chưa cho phép các chuyến bay quốc tế được hoạt động trở lại, nhưng nhu cầu đầu tư vẫn tăng cao. Khi các lệnh cách ly và giãn cách xã hội được nới lỏng hoặc gỡ bỏ, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đổ vào một cách nhanh chóng”.
-
Ngột ngạt cao ốc đua nở ở 'thành phố trong rừng' Đà Lạt
Những ngôi nhà ống mọc lên nhan nhản nhiều nơi, xen cấy vào khuôn viên các khu biệt thự cổ, thậm chí những tòa cao ốc, khách sạn cao tầng xây trên đất công cộng khiến bộ mặt đô thị Đà Lạt trở nên lộn xộn, nhếch nhác, mất bản sắc.
-
Phá dỡ hàng loạt công trình, nhà ở xây dựng bao chiếm ở Phú Quốc
Phú Quốc phát triển nóng dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng xã hội thực hiện hành vi bao chiếm đất nhà nước quản lý để xây dựng nhà cửa, công trình gây mất mỹ quan đô thị và làm phức tạp tình hình an ninh trật tự.
-
Các ngân hàng tư nhân Việt Nam xin mở rộng hạn mức tín dụng
CafeLand - Mặc dù nguồn thu từ tín dụng giảm trong nửa đầu năm nay, một số ngân hàng thương mại tư nhân vẫn đệ đơn xin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho phép tăng trưởng tín dụng để chuẩn bị cho mùa vay cao điểm cuối năm.
-
Thông tin mới nhất về dự án đường sắt hơn 200.000 tỷ nối với Trung Quốc
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến Dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 203.000 tỷ đồng.
-
“Bỏ phố về ven”: Cơn sóng ngầm bất động sản đang âm thầm định hình lại Hà Nội!
Trong khi giá bất động sản nội đô Hà Nội ngày càng chạm ngưỡng “khó với tới”, một xu hướng mới đang âm thầm bùng nổ – người mua đang rời trung tâm, đổ dồn về các khu vực vùng ven, nơi quỹ đất còn dồi dào và hạ tầng kết nối ngày càng được đầu tư bài b...
-
Rao bán "cắt lỗ" chung cư Hà Nội: Sự thật phía sau những con số giảm giá
Gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội dậy sóng với hàng loạt tin rao "cắt lỗ sâu" chung cư. Tuy nhiên, theo chuyên gia CBRE, phần lớn chỉ là động thái điều chỉnh kỳ vọng – chứ không hẳn là bán lỗ thực sự....