Việt Nam đang nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, ngày 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chen Yun, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).
Phó Thủ tướng đánh giá ngành công nghiệp đường sắt Trung Quốc đã vươn lên hàng đầu thế giới, với sự chuẩn bị kỹ về mặt quy hoạch, thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong đó có sự tham gia đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp hàng đầu như CREC.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trong thời gian tới, CREC cần tích cực tham gia vào các dự án, công trình hạ tầng đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo hai nước trong việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Trung Quốc.
Lãnh đạo Tập đoàn CREC bày tỏ mong muốn được tham gia vào các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đường sắt quan trọng của Việt Nam, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ, tư vấn, cũng như triển khai thi công với cam kết về chất lượng, tiến độ hàng đầu.
CREC hiện đang quản lý hoạt động của Trung tâm nghiên cứu về đường sắt cao tốc Trung Quốc và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam trong nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ, cũng như đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp đường sắt cao tốc.
Việt Nam hiện đang nghiên cứu đầu tư hàng loạt tuyến đường sắt quan trọng. Trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Theo Bộ Giao thông vận tải đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).
Theo thống nhất giữa các địa phương và Bộ GTVT, mỗi địa phương có tuyến đường sắt đi qua bố trí 1 ga hành khách, nhưng riêng các tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định và Bình Thuận bố trí 2 ga. Vị trí các ga bảo đảm chạy tàu với tốc độ khai thác tối đa (320km/h) chiếm 70 - 80% chiều dài giữa hai ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2 km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5 km).
Qua rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.
Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh - Nha Trang năm 2028 - 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, cơ quan liên quan đang tích cực xây dựng các dự án tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai ba tuyến đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc gồm tuyến: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
-
Bộ GTVT thông tin về “siêu” dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và TP.HCM – Cần Thơ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có những thông tin phản hồi kiến nghị của cử tri TP.HCM liên quan đến việc đầu tư hai dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và đường sắt TP.HCM – Cần Thơ.
-
Những con số ấn tượng về đường sắt cao tốc Bắc Nam hơn 67 tỷ USD
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD đang thu hút sự chú ý với những con số đầy ấn tượng. Với chiều dài hơn 1.500km từ Hà Nội đến TP.HCM, siêu dự án này hứa hẹn mang đến bước ngoặt lớn cho hạ tầng giao thông và phát triển...
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia đầu tư đường sắt tại Việt Nam
Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp xã giao ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).
-
Thủ tướng mời gọi Tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư hàng loạt hạ tầng “khủng” ở Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mời gọi Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn Xây dựng Tô Thương, hai doanh nghiệp nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu đầu tư vào các dự án cầu, đường sắt có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam....