Giá vật liệu xây dựng tăng cao bất thường trong thời gian qua đã tạo ra nhiều áp lực lên chi phí xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ và giá thành các công trình. Các mặt hàng như cát, sỏi, đá, gạch và vật liệu san lấp, đắp nền đường là những yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng này.
Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện nhằm tăng cường các giải pháp quản lý và bình ổn giá vật liệu xây dựng.
Ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, sản lượng xi măng 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt gần 50 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker đạt khoảng 54 triệu tấn, tăng 14%.
Ở nhóm vật liệu hoàn thiện, sản lượng gạch ốp lát đạt khoảng 225 triệu m2, trong đó sản lượng tiêu thụ ước đạt 220 triệu m2.
Đối với sứ vệ sinh, sản lượng sản xuất đạt khoảng 6,5 triệu sản phẩm (tương đương 50% công suất thiết kế), trong khi sản lượng tiêu thụ tăng khoảng 12%, đạt hơn 7 triệu sản phẩm.
Vật liệu xây không nung dù gặp khó khăn do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm và giá cát - vật liệu đầu vào chủ lực - tăng cao, nhưng đến hết tháng 6/2025, sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn ước đạt 2,5 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao
Mặc dù sản lượng sản xuất có dấu hiệu tăng trưởng, giá vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, gạch, và vật liệu san lấp lại tăng cao bất thường.
Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Vật liệu xây dựng nhìn nhận tình trạng này đã gây ra áp lực lớn lên chi phí xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các công trình. Cùng với đó, tình trạng chậm trễ trong cấp phép khai thác khoáng sản, cùng với hiện tượng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá vật liệu thiết yếu lên cao, đã gây méo mó thị trường và ảnh hưởng tiêu cực tới các dự án đầu tư công, nhà ở và bất động sản.
Để khắc phục tình trạng trên và bình ổn giá cả vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện, yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tăng cường các giải pháp quản lý, kiểm soát giá. Mục tiêu là đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia và đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình dân sinh, cũng như các dự án bất động sản trên toàn quốc.
Ngay sau khi công điện được ban hành, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trong công điện, nhằm đảm bảo việc ổn định giá cả vật liệu và tiến độ các dự án.
Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, theo báo cáo, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 10/14 doanh nghiệp trong ngành xây dựng đến hết tháng 6/2025 ước đạt hơn 29.900 tỷ đồng, tăng gần 3,5% so với cùng kỳ năm 2024. Doanh thu của các doanh nghiệp này ước đạt hơn 29.700 tỷ đồng, tăng gần 5%, với lợi nhuận ước lãi 2.299 tỷ đồng. Các số liệu này cho thấy ngành xây dựng vẫn duy trì đà tăng trưởng, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn từ tình trạng giá vật liệu tăng cao.
Việc tăng giá vật liệu xây dựng đang đặt ra thách thức lớn đối với ngành xây dựng và các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt từ Chính phủ, hy vọng thị trường vật liệu xây dựng sẽ sớm được ổn định, giúp các công trình xây dựng được thi công đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.
-
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, thị trường vật liệu xây dựng có nhiều tín hiệu tích cực
Giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt các loại cát, đá, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường… tăng cao bất thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng, tiến độ thi công công trình. Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra hành vi thao túng, đầu cơ trục lợi. Sau chỉ đạo quyết liệt này, thị trường vật liệu có nhiều tín hiệu tích cực.
-
Đà Nẵng ra chỉ đạo nóng về thị trường vật liệu xây dựng sau sáp nhập
UBND TP Đà Nẵng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu và có giải pháp cung cấp nguồn vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) phục vụ cho các công trình trên địa bàn thành phố sau khi sáp nhập.
-
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc thao túng thị trường vật liệu xây dựng
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ khẩn trương xác định và tiến hành ngay việc thanh tra các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường tại các địa bàn trọng điểm.








-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cùng các cơ quan có liên quan đang tìm thêm nguồn cát phục vụ nhu cầu xây dựng, đồng thời hạ nhiệt “cơn sốt” giá vật liệu trên thị trường.